10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm bạn cần biết

Việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng sức khỏe để xử lý kịp thời và hạn chế nguy hiểm có thể xảy ra.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra do tiêu thụ thực phẩm hoặc đồ uống có chứa vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây hại. Các sinh vật có hại trong thực phẩm thường bị phá hủy trong quá trình nấu ăn. Tuy nhiên, nếu bạn không thực hành vệ sinh tốt và bảo quản thực phẩm đúng cách thì ngay cả thực phẩm nấu chín cũng có thể gây ngộ độc.

Việc ăn thực phẩm có chứa độc tố độc hại cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm. Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm này có thể xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm, chẳng hạn như một số loài nấm hoặc vi khuẩn trong thực phẩm đã bị hỏng. Có nhiều loại vi sinh vật khác nhau có thể gây ngộ độc thực phẩm, do đó các dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng cũng có thể khác nhau.

Thời gian từ khi bạn bị ngộ độc thực phẩm đến khi các triệu chứng xuất hiện có thể dao động từ vài giờ đến vài ngày, khiến việc xác định thực phẩm gây hại cho bạn khá khó khăn. Bạn hãy cùng tìm hiểu 10 dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để có thể phát hiện sớm và xử lý kịp thời nhé!

10 dau hieu ngo doc thuc pham ban can biet 7231c6

1. Đau bụng

Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, các sinh vật gây hại có thể tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này có thể dẫn đến viêm đau ở dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng đau bụng. Tình trạng này thường xuất hiện ở khu vực bên dưới xương sườn và trên xương chậu của bạn.

Những người gặp phải dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cũng có thể bị chuột rút ở bụng. Đó là vì cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột nhằm loại bỏ các sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đau bụng là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe. Do đó, khi triệu chứng này xuất hiện một mình vẫn chưa đủ để kết luận rằng bạn bị ngộ độc thực phẩm.

2. Tiêu chảy

Tiêu chảy là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến, chính là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong khoảng thời gian 24 giờ. Đây là một triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm, xảy ra khi tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình tái hấp thu nước và các chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa.

Tiêu chảy cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn như cảm giác luôn muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc chuột rút bụng. Tiêu chảy khiến bạn mất nhiều dịch cơ thể hơn bình thường nên sẽ có nguy cơ bị mất nước. Do đó, điều quan trọng là bạn cần bổ sung nước đầy đủ để giữ nước.

Để kiểm tra xem có bị mất nước hay không, bạn hãy theo dõi màu của nước tiểu, bình thường là màu vàng nhạt hoặc trong. Nước tiểu sẫm màu hơn có thể cho thấy bạn đang bị mất nước.

3. Đau đầu

Nhức đầu là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân bao gồm căng thẳng, uống quá nhiều rượu, mất nước và mệt mỏi. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm có thể khiến bạn mệt mỏi và mất nước, do đó cũng có thể dẫn đến đau đầu.

Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể thấy sự mất nước có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não, khiến não mất chất dịch và tạm thời bị co lại. Bạn có thể đặc biệt dễ bị đau đầu nếu vừa bị nôn mửa và tiêu chảy, cả hai đều làm tăng nguy cơ gây mất nước.

4. Mệt mỏi

Những người bị ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy chán ăn và các vấn đề mệt mỏi. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng để chống lại tình trạng n.hiễm t.rùng xâm chiếm cơ thể bạn.

Trong một phần của phản ứng miễn dịch, cơ thể bạn giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Cytokine có nhiều vai trò khác nhau, nhưng một trong những vai trò quan trọng nhất là điều chỉnh phản ứng miễn dịch cơ thể đối với n.hiễm t.rùng bằng cách truyền thông tin cho các tế bào miễn dịch đi đâu và làm gì.

Ngoài việc giúp cơ thể bạn chống lại n.hiễm t.rùng như ngộ độc thực phẩm, cytokine gửi tín hiệu đến não và gây ra nhiều triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi và đau nhức.

10 dau hieu ngo doc thuc pham ban can biet c44481

5. Nôn mửa

Nôn mửa là dấu hiệu tự nhiên thường xảy ra ở những người bị ngộ độc thực phẩm. Điều này xuất hiện khi cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, khiến bạn phải đưa những chất có trong dạ dày ra khỏi miệng. Đây là một cơ chế bảo vệ xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng loại bỏ các sinh vật hoặc độc tố nguy hiểm mà nó phát hiện là có hại.

Trong thực tế, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến các cơn nôn mửa kéo dài. Sau đó, có người sẽ giảm dần mức độ, có người lại nôn mửa liên tục nhiều hơn. Cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tình trạng nôn mửa gây mất nước.

6. Ớn lạnh

Ớn lạnh có thể xảy ra khi cơ thể bạn run lên để tăng nhiệt độ cơ thể. Những cơn rùng mình là kết quả của việc cơ bắp hoạt động co bóp và thư giãn nhanh chóng nhằm tạo ra nhiệt. Tình trạng này thường đi kèm với cơn sốt, vì pyrogens lừa cơ thể bạn nghĩ rằng cơ thể đang lạnh và cần phải làm nóng.

7. Đuối sức

Đuối sức là triệu chứng phổ biến ngộ độc thực phẩm khác xảy ra do sự giải phóng các chất hóa học được gọi là cytokine. Ngoài ra, tình trạng này khiến bạn ăn ít hơn do mất cảm giác ngon miệng nên sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

Nếu bạn cảm thấy đuối sức hoặc mệt mỏi do dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, điều tốt nhất bạn nên làm là lắng nghe cơ thể và hãy nghỉ ngơi để sức khỏe hồi phục.

8. Sốt

Sốt là dấu hiệu ngộ độc thực phẩm phổ biến cho thấy nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn 38 độ C. Đây cũng là triệu chứng phổ biến trong nhiều bệnh và xuất hiện như một phần phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng.

Các chất gây ra sốt có tên là pyrogens làm kích hoạt sự gia tăng nhiệt độ, được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch hoặc vi khuẩn truyền nhiễm đã xâm nhập vào cơ thể bạn. Chất này gây sốt bằng cách gửi tin nhắn lừa bộ não khiến nó nghĩ rằng cơ thể lạnh hơn bình thường. Điều này khiến cơ thể bạn tạo ra nhiều nhiệt hơn và mất ít nhiệt hơn, do đó làm tăng nhiệt độ cơ thể. Sự gia tăng nhiệt độ này làm tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu giúp bạn chống lại tình trạng n.hiễm t.rùng.

10 dau hieu ngo doc thuc pham ban can biet 0b9bb0

9. Buồn nôn

Buồn nôn là cảm giác khó chịu thường gặp phải do các tình trạng bao gồm đau nửa đầu, say tàu xe và ăn quá nhiều. Buồn nôn do ngộ độc thực phẩm thường xảy ra trong khoảng từ 1 – 8 tiếng sau bữa ăn.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm xuất hiện như một tín hiệu cảnh báo để cho cơ thể bạn biết rằng đã ăn phải thứ gì đó có khả năng gây hại. Tình trạng này có thể trầm trọng hơn do sự di chuyển chậm của ruột, xảy ra khi cơ thể bạn cố gắng kiềm chế chất độc trong dạ dày.

10. Đau cơ bắp

Bạn có thể bị đau cơ bắp khi n.hiễm t.rùng do ngộ độc thực phẩm. Điều này xảy ra do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã được kích hoạt, gây viêm. Trong quá trình này, cơ thể bạn giải phóng histamine, một hóa chất giúp mở rộng các mạch m.áu để cho phép nhiều tế bào bạch cầu đi qua để chống lại n.hiễm t.rùng.

Histamine giúp tăng lưu lượng m.áu đến các khu vực bị nhiễm bệnh trên cơ thể. Cùng với các chất khác liên quan đến phản ứng miễn dịch, chẳng hạn như cytokine, histamine có thể đến các bộ phận khác trên cơ thể và kích hoạt các thụ thể gây đau. Điều này khiến cho một số bộ phận của cơ thể bạn nhạy cảm hơn với cơn đau và dẫn đến những cơn đau âm ỉ mà bạn thường gặp phải khi bị ốm.

Cùng với việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, bạn cũng nên lưu ý tránh tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc hơn thông thường:

Động vật có vỏ

Thịt chưa nấu chín

Trái cây và rau quả chưa rửa

Trứng, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng

Để ngăn ngừa dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, bạn hãy vệ sinh cá nhân và làm sạch thực phẩm thật kỹ. Bạn nên dọn nhà bếp sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, dự trữ, chuẩn bị và nấu thức ăn đúng cách.

Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Một số thực phẩm bạn nên dùng khi bị ngộ độc thực phẩm như:

Nước: Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể dễ bị mất nước và mất cân bằng điện giải. Do đó, việc bổ sung nước đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cũng có thể uống oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.

Thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa: Khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ thống dạ dày ruột thường yếu, bạn nên lựa chọn một số món ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, trái cây mềm…

Thực phẩm chứa lợi khuẩn: Bạn nên bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột để giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột. Sữa chua là một trong những thực phẩm chứa lợi khuẩn mà bạn có thể bổ sung.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm đều không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến t.ử v.ong. Bạn hãy hạn chế ăn bên ngoài và tự nấu ở nhà để tránh gặp phải dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhé!

Theo khoe365

Tự bảo vệ bản thân trước thức ăn đường phố

Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, mỗi năm cả nước có trên 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Trong đó, thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn nguy hại chiếm phần lớn và lây lan chủ yếu bằng con đường thực phẩm ăn uống, như E.coli, tả, thương hàn…

Vi khuẩn lưu hành, tồn tại trong nhiều môi trường khác nhau và thức ăn đường phố được coi là những ổ vi khuẩn nguy hiểm nhất.

Theo các cơ quan chức năng, có đến 70% thức ăn đường phố không an toàn, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nguy hại tới sức khỏe và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng. Nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn; điều kiện chế biến, bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn; bày bán đồ ăn dưới lòng lề đường đầy khói, bụi, ruồi bọ, vi khuẩn…

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, qua thanh tra 50 cơ sở bán thức ăn đường phố, đặc biệt là cửa hàng đồ nướng, lấy mẫu, kiểm nghiệm về chất gây ung thư, tỷ lệ dương tính lên đến 11,8%. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt một bộ phận giới trẻ, các quán nướng vỉa hè phát triển mạnh trên địa bàn TP và được đông đảo thực khách lựa chọn.

Tuy nhiên, nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá trình sơ chế qua loa, khâu vệ sinh dụng cụ tạm bợ… là những mối nguy hại tiềm ẩn từ đồ nướng vỉa hè. Các quán nướng tập trung nhiều trên những tuyến phố như Ngọc Lâm (quận Long Biên), Đại Cồ Việt (quận Hai Bà Trưng), Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình)… luôn đông khách vào các buổi chiều tối. Thực phẩm gồm đủ loại từ chân gà, nầm, lòng, dạ dày, cổ hũ… đến tôm, cua, cá, mực được tẩm ướp phụ gia trông rất bắt mắt. Tuy thực phẩm được chế biến ngay trên vỉa hè bụi bặm nhưng các bạn trẻ vẫn rất thích thú và không mấy quan tâm đến việc có an toàn hay không.

tu bao ve ban than truoc thuc an duong pho e143b4

Không nhiều thực khách quan tâm tới việc các quán đồ nướng vỉa hè đã thực hiện sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa?

Theo bà Hoàng Thị Minh Thu – Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nội tạng là nguyên liệu đòi hỏi phải sơ chế, rửa thật sạch, nếu làm qua loa, những loại ký sinh trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây nên một số loại bệnh nguy hiểm như bệnh tả, viêm gan, thương hàn, tiêu chảy… Do đó khó khẳng định các nguyên liệu nội tạng và các loại rau củ đã được các quán đồ nướng vỉa hè sơ chế kỹ càng, bảo quản đúng cách hay chưa. Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy từ đầu năm đến tháng 8-2019, toàn quốc đã xảy ra 42 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.372 người mắc, 1.361 người phải nhập viện, 9 người t.ử v.ong.

Hầu hết những người đang sử dụng thức ăn đường phố tỏ ra không mấy quan tâm về những chuyện liên quan đến nguồn gốc thực phẩm. Họ cho đó là điều bình thường, không có gì bất ngờ, tất cả đều có thái độ sống chung với lũ. Vì thế, sở Y tế Hà Nội khuyến cáo khi chưa chắc chắn về chất lượng thực phẩm, người tiêu dùng không nên sử dụng thực phẩm tại những nơi không bảo đảm vệ sinh.

Để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc có nguyên nhân từ thức ăn đường phố, cơ quan chức năng cần quy hoạch các khu ăn uống cho người bán hàng, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng thực phẩm vỉa hè, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm an toàn thực phẩm.

Thái Yên

Theo PLXH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *