Chế biến rau củ sai cách có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe…
Sữa đậu nành:Do trong đậu nành sống có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Sữa đậu nành phải được nấu chín, đun nóng đến 100 C trong khoảng 10 phút.
Trong đậu cô ve có chứa độc tố Saponin. Nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.
Sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Ăn 150-300gram sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí t.ử v.ong.
Hạt đậu tằm chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể con người, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi. Các triệu chứng của ngộ độc đậu tằm là thiếu m.áu, vàng da, gan to, nôn mửa, sốt…
Khoai tây nảy mầm có chứa solanine, chất có thể gây ngộ độc, cứng lưỡi, khiến thanh quản tê liệt, gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác.
Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin – chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.
Các loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, salmonella và Listeria. Vì vậy, nếu ăn rau mầm sống sẽ rất dễ bị ngộ độc.
Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc.
Rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic, khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.
Trong măng chứa nhiều glucid, khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo RD
Mì đổ ngã sau bão vẫn đắt hàng
Qua 2 cơn bão, nhiều diện tích mì (sắn) ở Bình Định bị đổ ngã, hiện nông dân đang hối hả thu hoạch để tránh thiệt hại. Tại thời điểm này thì giá mì đứng ở mức cao, các nhà máy trên địa bàn thu mua mạnh nên nông dân rất phấn khởi.
Mì lãi hơn keo
Trong những ngày này, trên tất cả các vùng nông thôn của huyện Vân Canh rầm rộ thu hoạch củ mì, trong đó có không ít diện tích bị 2 cơn bão số 5 và số 6 gây đổ ngã.
Nông dân hối hả thu hoạch mì sau 2 cơn bão số 5 và số 6.
Nhiều nông dân ở làng Hòn Mẻ, xã Canh Thuận (huyện Vân Canh), cho biết: Từ đầu tháng 11 đến nay, liên tiếp 2 cơn bão xảy ra làm mì bật gốc nhiều quá nên bà con lo thu hoạch sớm. Mì bán cho nhà máy mì giá 2,25 triệu đồng/tấn mì tươi. Suốt 2 năm nay giá mì ổn định ở mức cao, người trồng mì lãi khá, nên những diện tích mì vừa thu hoạch xong là bà con chuẩn bị làm đất để xuống giống vụ mới.
Nông dân Đoàn Văn Bảy ở làng Hòn Mẻ phấn khởi cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng được 1ha mì, vừa thu hoạch 35 tấn, với giá 2,25 triệu đồng/tấn mì tươi, sau khi trừ chi phí lãi ròng 35 triệu đồng”.
Anh Hùng, người làng Canh Lãnh, xã Canh Hòa, chia sẻ: “Sau 2 cơn bão, nhiều diện tích mì trốc gốc, ngã đổ, nhưng nhờ giá mì nguyên liệu đang ở mức cao nên nông dân không thất thu, ai nấy đều phấn khởi. Gia đình tôi cũng vừa thu hoạch 2ha mì được gần 70 tấn củ, cầm chắc lãi ròng 30 triệu đồng/ha”.
Với giá mì ổn định ở mức cao như 2 năm qua, người trồng mì ở Vân Canh cho rằng hiện trồng mì cho hiệu quả cao hơn trồng rừng. Nông dân tính toán: Trồng keo 5 – 6 năm, cho lãi bình quân 60 – 70 triệu đồng/ha; trong khi đó, trồng 1ha mì chỉ cần 1 năm là thu hoạch, năng suất khoảng 30 – 35 tấn/ha, với giá hiện nay 2,25 triệu đồng/tấn (mì 30 độ bột) thì người trồng mì có lãi ròng 30 triệu đồng/ha.
Công ty Nguyên Liêm đã xây dựng trên địa bàn huyện Vân Canh vùng nguyên liệu mì với diện tích hơn 300ha.
Theo ông Nguyễn Bá Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh, vùng đất Vân Canh có nhiều lợi thế để phát triển vùng nguyên liệu mì theo hướng bền vững. Bởi, đất đai, khí hậu phù hợp với cây mì. Mì cũng là cây trồng truyền thống của nông dân, nên họ đã quen váp dụng quy trình đầu tư thâm canh vào sản xuất.
Hơn nữa, trên địa bàn huyện có nhà máy chế biến tinh bột mì của Cty TNHH MTV Nguyên Liêm xây dựng tại xã Canh Thuận, nên thuận lợi về đầu ra. Vì thế, huyện Vân Canh chọn mì làm cây trồng chính. “Toàn huyện hiện có 1.800ha mì, năng suất khoảng 24 tấn/ha. Huyện xác định mì là 1 trong những cây trồng chủ lực, phấn đấu nâng diện tích năm 2020 lên 2.000ha”, ông Đẩu nói.
Không lo đầu ra
Sau 2 cơn bão liên tiếp, nông dân huyện Vân Canh hối hả thu hoạch, mì nguyên liệu ào ạt chạy vào nhà máy chế biến tinh bột mì, việc tiêu thụ diễn ra rất thông suốt.
Ông Mai Đình Chương, Phó Giám đốc phụ trách vùng nguyên liệu của Công ty Nguyên Liêm, cho hay nhằm giải quyết hết lượng mì nguyên liệu trên địa bàn Bình Định sau bão, mỗi ngày nhà máy thu mua khoảng 600 tấn củ mì nguyên liệu. Trong đó, riêng của nông dân huyện Vân Canh, nhà máy thu mua mỗi ngày khoảng hơn 100 tấn.
Hiện mỗi ngày Công ty Nguyên Liêm thu mua khoảng 600 tấn mì nguyên liệu.
“Để giảm bớt thiệt hại cho nông dân, nhà máy ưu tiên mua mì của bà con ở vùng bị bão lũ gây thiệt hại; đồng thời cam kết không để mì của địa phương nào bị ứ đọng, phương thức thanh toán là trả t.iền mặt sau khi đưa mì nhập vào bãi nguyên liệu của nhà máy”, ông Chương nói.
Cũng theo ông Chương, hiện mì nguyên liệu được nhà máy mua với giá 2,25 triệu đồng/tấn đối với mì có hàm lượng tinh bột 30%; 1,875 triệu đồng/tấn đối với mì có hàm lượng tinh bột 25%; 1,5 triệu đồng/tấn đối với mì có hàm lượng tinh bột 20%. Nông dân thu hoạch đến đâu nhà máy thu mua đến đó, không qua trung gian.
Hiện tại huyện Vân Canh, Công ty Nguyên Liêm đã xây dựng vùng nguyên liệu với diện tích hơn 300ha, tập trung tại các xã Canh Thuận, Canh Hòa, Canh Hiệp, Canh Hiển, Canh Liên. Năm nay, nhờ nông dân tập trung đầu tư chăm sóc, đưa các giống mì mới vào sản xuất nên năng suất đạt khá, bình quân 30 tấn/ha.
“Bên cạnh việc thu mua mì nguyên liệu, công ty còn hô trơ cho nông dân những giống mì mới, phân bon, tăng cường tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng thâm canh, rải vụ, nhằm nâng cao năng suất. Bên cạnh đó, công ty cũng cam kết đưa ra giá thu mua nguyên liệu hợp lý, đảm bảo cho người trồng mì có lãi ở mức từ 30% trở lên”, ông Mai Đình Chương, Phó Giám đốc phụ trách nguyên liệu của Cty TNHH MTV Nguyên Liêm.
Theo Dương Lam
Nông nghiệp Việt Nam