Dầu dừa ngày càng được sử dụng nhiều trong nấu nướng, chăm sóc da, mỹ phẩm. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều dầu dừa có thể gây những nguy cơ không ngờ.
Mức cholesterol cao: 90% thành phần của dầu dừa là chất béo bão hòa, và chất này làm tăng lượng cholesterol LDL có hại. Tác động lâu dài của dầu dừa lên mức cholesterol trong cơ thể chưa được nghiên cứu sâu, do đó bạn chỉ nên dùng lượng vừa phải.
Có hại cho tim: Các thực phẩm giàu chất béo bão hòa có liên quan đến bệnh động mạch vành. Dầu dừa chứa hàm lượng chất béo bão hòa đặc biệt cao và hoàn toàn không chứa các axit béo thiết yếu.
Mụn: Dầu dừa được cho là có hiệu quả trong điều trị mụn nhờ có các thành phần kháng khuẩn, nhưng điều này chỉ đúng với da khô hoặc da thường. Sử dụng dầu dừa cho da dầu chỉ khiến tình trạng mụn nhọt tệ hơn.
Tiêu chảy: Dầu dừa chứa các thành phần kháng khuẩn, do đó nếu sử dụng quá nhiều dầu dừa có thể khiến cả vi khuẩn có lợi và có hại đều bị t.iêu d.iệt. Điều này làm mất cân bằng vi khuẩn đường ruột, khiến bạn bị tiêu chảy.
Đau bụng: Nhiều người có triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn sau khi sử dụng quá nhiều dầu dừa. Đó có thể là do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột như đã nói ở trên. Ngoài ra, có thể do dầu dừa chứa quá nhiều chất béo hoặc do cơ thể không có đủ enzyme để phân rã các thành phần của dầu dừa.
Dị ứng: Những người bị dị ứng với dầu dừa cần tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa dầu dừa. Dị ứng dầu dừa có thể gây mẩn ngứa, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí sốc phản vệ hoặc tim đ.ập nhanh.
Nhiễm nấm: Sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn khi quan hệ có thể làm mất cân bằng pH â.m đ.ạo, gây các vấn đề như nhiễm nấm. Dầu dừa cũng làm tăng nguy cơ rách “ba con sói”.
Các vấn đề về tuyến giáp: Nhiều người cho rằng dầu dừa gây ra bệnh suy giáp, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều này.
Tăng cân: Dầu dừa giàu chất béo bão hòa, do đó tiêu thụ quá nhiều dầu dừa có thể khiến bạn tăng cân. Mỗi gam chất béo tương đương 9 calo, trong khi mỗi gam carb chỉ tương đương 4 calo.
Đau đầu: Những người sử dụng dầu dừa để thải độc có thể gặp triệu chứng đau đầu, do quá trình thải độc có thể sinh ra các độc tố nấm. Các cơn đau đầu nhẹ có thể xuất hiện khi cơ thể cố gắng chống lại các độc tố này./.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Mọi sản phẩm từ quả dừa có thực sự tốt cho sức khỏe?
Dừa và các loại sản phẩm thường được quảng cáo là rất tốt cho sức khỏe, nhưng sự thực có đúng như lời quảng cáo?
Quả dừa từ lâu đã trở thành loại quả rất đỗi quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nó có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau với từng bộ phận của quả dừa, từ cùi dừa (thịt dừa), dầu dừa đến nước dừa.
Và nhiều người trong chúng ta cũng đã thuộc lòng những lợi ích được truyền miệng từ người này sang người khác, nhưng các lợi ích đó có thực sự đúng hay không? Nước dừa là “tiên dược” làm đẹp da, dầu dừa là loại dầu dùng để nấu ăn tốt nhất… liệu có chính xác?
Chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ Nishita Saxena sẽ giải đáp cho bạn những câu hỏi trên thông qua việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu của 5 sản phẩm làm từ quả dừa phổ biến nhất hiện nay.
1. Cùi dừa (thịt dừa)
Cùi dừa chứa rất nhiều khoáng chất như mangan và selen nhưng hoàn toàn không chứa cholesterol. Dù là thịt dừa tươi hay thịt dừa sấy khô cũng đều rất đáng để thưởng thức!
Cùi dừa có vị ngọt thanh là một “gia vị” bổ sung hoàn hảo cho cả những bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, chỉ với 1/2 cốc dừa cắt nhỏ làm món ăn vặt sẽ cung cấp 142 calories, 3,6g chất xơ và khoảng 13g chất béo (chủ yếu là chất béo bão hòa) cho một ngày năng động.
2. Nước dừa
Nhiều người cho rằng nước dừa giúp giữ nước cho cơ thể tốt hơn là nước thông thường, tuy nhiên điều này là không đúng. Nước dừa chứa đường tự nhiên, các chất giải điện như kali, natri, canxi và magiê. Mỗi cốc nước dừa chứa khoảng 46 calories và một ít chất béo bão hòa, có lợi ích cho cơ thể hơn sữa dừa.
Tuy nhiên, bạn nên cũng nên cẩn trọng khi uống nước dừa, bởi nhiều người bán nước dừa có thể thêm đường nhân tạo vào trong nước để tăng độ ngọt và sức hấp dẫn của nước dừa. Và như chúng ta đã biết, sử dụng nhiều đường nhân tạo không tốt cho sức khỏe của con người.
3. Dầu dừa
Dầu dừa làm cùi dừa thường được quảng cáo là loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe: có khả năng giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu, giảm cholesterol, làm sạch răng… nhưng thực tế thì chưa có nhiều nghiên cứu, bằng chứng chứng minh được điều này là chính xác hoàn toàn.
Một muỗng canh dầu dừa chứa khoảng 120 calories và 80% chất béo bão hòa. Do chứa lượng chất béo bão hòa nhiều như vậy nên khi để ở nhiệt độ phòng, ta thường thấy dầu dừa kết lại thành một khối đặc quánh.
Vì thế, bạn nên cân nhắc về việc tiêu thụ một lượng lớn dầu dừa như một loại thực phẩm bởi điều đó đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ hấp thụ rất nhiều chất béo bão hòa.
Do đó, dầu dừa không phải là loại dầu duy nhất hoặc tốt nhất để tận dụng lợi ích của các chất béo không bão hòa đơn và đa cũng như chất béo bão hòa. Dù vậy, dầu dừa chứa rất nhiều Vitamin E, do đó nó được sử dụng phổ biến trong việc chăm sóc da và tóc.
4. Bột dừa
Bột dừa được làm từ cùi dừa sấy khô và nghiền thành bột. Bột dừa trở nên phổ biến trong xu hướng “nói không với gluten” trên thế giới bởi nó có thể được sử dụng thay thế trong việc thay thế cáckhông chứa gluten như là một loại bột thay thế được sử dụng khi nướng lò với các món ăn khác nhau.
Bột dừa rất khô và thấm nước, do đó bạn sẽ phải sử dụng nhiều trứng và nước hơn để nhào bột nướng và tỷ lệ sử dụng bột dừa so với bột thông thường cũng sẽ có sự khác biệt.
5. Bơ dừa
Có thể nhiều người sẽ rất lạ lẫm khi nghe đến sản phẩm bơ dừa. Nó được chế biến từ cùi dừa xay nhuyễn và làm khô, được sử dụng để phết lên bánh mì hoặc các loại thực phẩm có thể ăn kèm với bơ thông thường.
Bơ dừa là loại thực phẩm rất phổ biến với những người đi theo chế độ ăn kiêng paleo và keto. Vì được làm từ cùi dừa nên nó sở hữu tất cả những chất dinh dưỡng của cùi dừa.
Nguồn: Times News
Theo Helino