5 người c.hết và 14 người khác phải nhập viện do uống phải rượu pha cồn công nghiệp sau một đám cưới ở phía tây nam Trung Quốc.
5 người t.hiệt m.ạng vì uống rượu có chứa cồn công nghiệp trong một đám cưới.
Một người đàn ông ở làng Manpan, Mãnh Hải, tỉnh Vân Nam tổ chức tiệc cưới vào hai ngày 7 và 8/11 cho con trai và thết đãi khách bằng rượu do gia đình người đàn ông họ Yan trong làng sản xuất.
Một số khách dự tiệc bị nôn và suy giảm thị lực sau khi uống rượu này tại lễ cưới. 5 người trong số họ đã t.ử v.ong.
Cơ quan quản lý thị trường đã kiểm tra rượu vang và thấy hàm lượng methanol trong rượu vượt quá tiêu chuẩn an toàn.
Cuộc điều tra cho thấy ông Yan đã mua 95% cồn công nghiệp nguyên chất và sử dụng chúng để làm rượu.
Trộn cồn công nghiệp với rượu có thể dẫn đến ngộ độc methanol, khiến người uống bị hỏng hệ thần kinh.
Yan hiện bị cảnh sát giam giữ. Tình trạng của 14 người nhập viện không nguy hiểm tới tính mạng.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc ghi nhận nhiều trường hợp t.ử v.ong vì ngộ độc methanol. Tháng 11/2017, 3 khách hàng đã c.hết vì ngộ độc methanol ở phía nam tỉnh Quảng Đông sau khi uống rượu whisky làm từ rượu được sản xuất dưới lòng đất, thay vì trong một nhà máy được kiểm tra hợp pháp. 13 người liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối và bán rượu whisky đã bị bắt.
Năm 2004, một người đàn ông ở vùng lân cận Quảng Tây dùng rượu công nghiệp để sản xuất rượu gạo và bán cho người khác khiến 4 người c.hết và 5 người bị thương. Người này đã bị kết án t.ử h.ình.
Theo saostar
Mùa cưới và nỗi lo an toàn thực phẩm
Trong mỗi đám cưới, ngoài các dịch vụ như đồ lễ, trang phục.. thì cỗ cưới là một phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên trong thời tiết nắng nóng như hiện tại, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các đám cưới là rất cao.
Hơn 70 người nhập viện sau bữa tiệc đám cưới tại thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Hàng loạt người nhập viện vì ăn cỗ cưới
Gần đây nhất, trong hai ngày 12-13/7, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 (xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã tiếp nhận hơn 70 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy cấp. Theo các bệnh nhân, nguyên nhân dẫn đến hàng chục người bị ngộ độc là nghi do món gỏi tôm tại một tiệc cưới tại thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền.
Trước đó, tối 12/5, Trung tâm Y tế huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng đã tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho 136 bệnh nhân trong tình trạng nghi ngộ độc thực phẩm. Tất cả những bệnh nhân đều cùng triệu chứng buồn nôn, nôn, sốt, tê mỏi, đi ngoài nhiều lần… và vừa dự đám cưới tại nhà bà K.G (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh).
Sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu thức ăn, kết quả cho thấy: 5/5 mẫu đều có sự hiện diện của 2 vi khuẩn E.coli và Staphylococcus aureus; 2/2 mẫu bệnh phẩm có sự hiện diện của vi khuẩn E.coli. Qua đó có thể kết luận, thức ăn chính là nguyên nhân gây nên vụ ngộ độc bởi độc tố vi sinh (hay còn gọi là độc tố tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus).
Tương tự, đầu tháng 4/2019, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong 2 ngày cuối tuần đã liên tục tiếp nhận gần 100 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cưới về. Các bệnh nhân nhập viện đều có các triệu chứng như: dị ứng mẩn đỏ, buồn nôn, đi ngoài và sốt…
Và hầu hết những người này đều là khách mời tham dự hai đám cưới trên địa bàn xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết và xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc. Theo tìm hiểu, cả 2 đám cưới trên đều thuê cùng một đơn vị tổ chức tiệc cưới tư nhân có địa chỉ tại phường Thanh Hải, TP. Phan Thiết.
Hiểu quy định về an toàn thực phẩm nhưng chưa chắc đã thực hiện
Với những ưu điểm tiện lợi, gọn gàng, tiết kiệm, giảm tải được mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình, nên dịch vụ nấu ăn lưu động đang được rất nhiều người lựa chọn khi tổ chức buổi tiệc cho gia đình.
Gói dịch vụ này giúp khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức: người ở cơ sở chế biến đến nấu ăn tại chỗ hoặc bên cung cấp dịch vụ sẽ chế biến thức ăn xong rồi mang đến cho khách hàng. Giá cả của loại dịch vụ này cũng khá cạnh tranh, tùy theo túi t.iền của chủ nhân.
Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều cơ sở phục vụ cỗ đám cưới không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo ATVSTP như: quy trình nấu ăn không được thiết kế theo nguyên tắc một chiều; dụng cụ chế biến cũ kĩ, tạm bợ, không được vệ sinh sạch sẽ; nền nhà không lát gạch men, ứ đọng nước; khâu xử lý rác thải và nước thải chưa đúng quy định, hệ thống cấp thoát nước không vệ sinh, không có nhà tiêu hợp vệ sinh làm cho ruồi, nhặng phát triển đậu vào thức ăn.
Bên cạnh đó phần lớn các cơ sở chưa rửa bát đĩa đúng quy trình hoặc nếu có rửa sạch thì cất giữ cũng không sạch sẽ do nhà chật, ẩm, phải xếp chồng ngay vào trong thùng, không thể làm khô, ráo nước,.. gây ra hiện tượng hôi mốc, gián bọ sinh sôi, nảy nở.
Ngoài ra, cũng chỉ có một số ít cơ sở có xe chuyên dụng để mang thực phẩm chín, bát đĩa đến nhà khách hàng. Nhiều nhân viên ở các cơ sở này chưa được tập huấn qua lớp kiến thức về ATVSTP, chưa định kỳ khám sức khoẻ, thiếu kiến thức về ATVSTP… đó là các yếu tố có nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm cho khách hàng.
Ở các vùng nông thôn, vào mỗi buổi tiệc tân gia, chúc thọ, cưới hỏi hay đám giỗ… đa phần là các gia đình tự đứng ra nấu ăn với sự trợ giúp của người thân, bạn bè, hàng xóm. Việc tự phát này tiềm ẩn nguy cơ mất ATVSTP là rất lớn vì nguồn thực phẩm do mua với số lượng lớn nên không thể đảm bảo về chất lượng của thực phẩm.
Việc mổ thịt bò, gà, lợn cũng không tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Nhiều nơi, người dân mổ thịt, sử dụng nước ngay tại ao nhà hoặc sông (cạnh khu vực mình sinh sống) rồi xả rác linh tinh, không những gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh mà còn ảnh hưởng chất lượng thực phẩm.
Do số lượng mâm cỗ lớn nên có những món được chế biến trước bữa ăn nhiều giờ, trong khi với thời tiết mùa hè, thức ăn không được bảo quản cẩn thận rất dễ bị ôi, thiu. Ngoài ra, lượng thức ăn thừa sau mỗi bữa cỗ cũng được gia chủ tận dụng lại cho các bữa sau, nếu không được bảo quản tốt sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sử dụng.
Theo kết quả điều tra của Cục An toàn thực phẩm, kiến thức của các nhóm đối tượng người sản xuất, kinh doanh, người chế biến và người tiêu dùng thực phẩm đang được nâng cao đáng kể nhưng “thực hành đúng” về an toàn thực phẩm còn khá hạn chế.
Thói quen “đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến, không tuân thủ các quy định bảo đảm ATVSTP tại các bếp ăn tập thể, kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm… thì sẽ gia tăng nguy cơ xảy ra ngộ độc và các sự cố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Trao đổi với báo chí, bà Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, những hành vi kiến thức của người dân, của nhà quản lý, nhà sản xuất kinh doanh đã được nâng lên cao, tuy nhiên, từ kiến thức chuyển đổi sang hành vi vẫn đang còn là một vấn đề rất lớn.
Rất nhiều người sản xuất hiểu thế nào là thực phẩm an toàn cũng như làm thế nào cho thực phẩm an toàn, nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp vì đạo đức kinh doanh, vì lợi nhuận họ chưa làm điều đó. Bản thân người tiêu dùng khi được hỏi về an toàn thực phẩm thì rất lo lắng, quan tâm, muốn tìm hiểu thông tin nhưng thực hành tại nhà chưa chắc đã thực hiện đúng.
Thảo Anh
Theo baophapluat