Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh tim và phổi đang ngày càng tăng cao. Do đó, việc nhận biết nguy cơ mắc bệnh từ sớm thông qua những hành động sau đây là điều hết sức cần thiết.
Tim và phổi là 2 cơ quan nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Thế nhưng, trong một vài năm trở lại đây, vấn đề ô nhiễm môi trường do sự gia tăng đô thị hóa khiến hệ hô hấp của con người chịu ảnh hưởng một phần không nhỏ. Thêm nữa, những cuộc ăn uống, tiệc tùng có sử dụng rượu, bia hay thói quen hút t.huốc l.á thường xuyên cũng đều gây hại không nhỏ cho 2 cơ quan trên.
Chính vì vậy, việc tự kiểm tra chức năng làm việc của tim và phổi là điều hết sức thiết thực trong thời buổi hiện nay. Dưới đây là một số việc làm giúp bạn nhận biết cơ quan tim và phổi của mình có đang khỏe mạnh hay không.
1. Nín thở trong 30 giây
Hành động này buộc bạn sẽ phải kiểm soát mũi và miệng sau khi hít thở sâu. Nếu bạn có thể nín thở được từ 30 giây trở lên thì hãy yên tâm là chức năng tim và phổi của mình đang rất ổn định.
Trái lại, nếu bạn không thể chịu đựng điều này quá 30 giây thì chứng tỏ là chức năng tim, phổi đang hoạt động không tốt. Bạn nên chủ động đi khám để kiểm tra các cơ quan bên trong cơ thể của mình.
2. Leo cầu thang
Những người có chức năng tim và phổi khỏe mạnh hoàn toàn có thể leo một mạch lên cầu thang tầng 3 mà không cảm thấy khó thở hay đau tức ngực. Tuy nhiên, nếu bạn chẳng thể leo lên nổi tầng 3, thậm chí còn nhanh cảm thấy kiệt sức, khó thở ở những bước đầu thì nên đi khám tim và phổi ngay.
3. Thổi nến
Để thực hiện bài test này, bạn cần chuẩn bị một cây nến và hãy đốt cháy nó, sau đó đặt cách cơ thể 15cm. Kết quả cho thấy, nếu bạn có thể thối tắt nến chỉ sau một lần thì điều này chứng tỏ chức năng tim và phổi đang hoạt động ổn định. Còn nếu bạn phải mất nhiều lần mới thổi tắt nến được thì điều này cho thấy chức năng tim và phổi đang dần suy yếu.
4. Chạy tại chỗ
Hãy thử bắt đầu chạy tại chỗ cho đến khi nhịp tim đạt 100 – 120 nhịp/phút thì dừng lại. Nếu thấy nhịp tim của mình có thể trở lại mức bình thường trong vòng 5 – 6 phút thì đồng nghĩa là chức năng tim và phổi của bạn vẫn bình thường.
Tuy nhiên, nếu phải mất rất lâu sau, nhịp tim mới trở về ổn định thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay.
5. Quan sát màu môi
Thông thường, những người có chức năng tim và phổi tốt thì màu sắc trên môi sẽ có độ tươi sáng, hồng hào. Còn với những người có chức năng tim phổi yếu thì đôi môi sẽ có màu thâm tím do thiếu oxy lưu thông bên trong cơ thể.
Source (Nguồn): Sohu/Helino
Ho sù sụ quá một tuần mà không khỏi, rất có thể bạn đang mắc chứng bệnh này
Ho là một triệu chứng hết sức phổ biến. Ngay cả đối với những người không mắc bệnh, họ vẫn có thể bị ho do hệ hô hấp bị kích thích. Tuy nhiên, nếu bạn bị ho lâu ngày, bạn nên cảnh giác vì rất có thể bạn đã mắc một số bệnh dưới đây.
Bệnh phổi
Phổi là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi, không phải do loét miệng, xuất huyết nướu, bạn nên chú ý vì rất có thể bạn đã bị mắc bệnh phổi. Đặc biệt, những bệnh nhân ung thư phổi thường sẽ bị ho ra m.áu.
Cảnh lạnh
Gần đây, nếu bạn bị ho dai dẳng, kèm theo sổ mũi, nhức đầu…Rất có thể bạn đã bị cảm lạnh. Khi đường hô hấp bị n.hiễm t.rùng, ho là một hiện tượng phổ biến. Nhưng hiện tượng này thường sẽ tự khỏi. Nếu bệnh cảm lạnh của bạn không tự khỏi sau 2 tuần, hãy đến bệnh viện để kiểm tra.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Sau khi ăn, người bệnh sẽ thường bị ợ nóng và trào ngược axit. Ngoài ra, có một triệu chứng mà mọi người thường bỏ qua, đó là ho.
Mặc dù ho do trào ngược dạ dày thực quản không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Axit dạ dày tiết ra quá nhiều và trào ngược lên khí quản rất dễ gây ho. Trong trường hợp này, bạn dễ bị ho lâu ngày không khỏi.
N.hiễm t.rùng đường hô hấp
Ho do n.hiễm t.rùng đường hô hấp rất phổ biến. Ho là triệu chứng thông thường và bạn rất ít khi quan tâm. Nhưng nếu bạn bị ho lâu ngày không khỏi, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để tránh những vấn đề lớn.
Dị ứng
Ngày càng có nhiều người bị viêm mũi dị ứng. Nhưng căn bệnh này không thể chữa khỏi và mọi người chỉ có thể phòng ngừa bệnh tái phát. Nếu mắc bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể sẽ bị ho bên cạnh sổ mũi.
Quỳnh Trang
Theo Twgreatdaily/emdep