Phương pháp ‘đóng băng’ lần đầu tiên được áp dụng ở người

Lần đầu tiên trong lịch sử y khoa, các bác sĩ sử dụng liệu pháp “đóng băng” ( suspended animation) để cứu những bệnh nhân bị chấn thương nghiêm trọng.

Theo tạp chí New Scientist, bác sĩ Samuel Tisherman thuộc Trường Y Đại học Maryland (Mỹ) cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã đưa một bệnh nhân vào trạng thái “đóng băng”. “Chúng tôi có cảm giác rất kỳ dị khi lần đầu áp dụng phương pháp này”, bác sĩ Tisherman kể.

Kỹ thuật này có tên gọi Bảo vệ và hồi sức khẩn cấp (EPR), được áp dụng tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Baltimore), dành cho các bệnh nhân được đưa đến cấp cứu vì bị chấn thương nghiêm trọng như trúng đạn hoặc b.ị đ.âm dao.

Các bệnh nhân này thường mất hơn một nửa lượng m.áu trong cơ thể và rơi vào tình trạng trụy tim. Trong trường hợp này, các bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp trong vòng vài phút và bệnh nhân chỉ có chưa đầy 5% cơ hội sống sót.

phuong phap dong bang lan dau tien duoc ap dung o nguoi 09df04

Liệu pháp “đóng băng” giúp các bác sĩ có thêm thời gian cứu sống người bệnh. Ảnh: Engadget.

Với phương pháp EPR, các bác sĩ rút sạch m.áu của bệnh nhân, thay thế bằng “nước muối đông lạnh”. Khi đó, nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân hạ xuống 10-15 độ C, hoạt động não ngừng hoàn toàn.

Bệnh nhân rơi vào trạng thái c.hết lâm sàng tạm thời. EPR có tác dụng chặn đứng tình trạng mất m.áu và nguy cơ trụy tim. Nhờ đó, các bác sĩ có thêm vài giờ để phẫu thuật xử lý các chấn thương của bệnh nhân thay vì vài phút.

Nghe có vẻ là một phương pháp trị liệu hoàn hảo, nhưng EPR vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Với việc bơm nước muối đông lạnh vào cơ thể, các mô cơ của bệnh nhân có thể bị thiếu hụt oxy trong một thời gian dài, gây ra tác dụng phụ.

Nếu có thể khắc phục những rủi ro và được áp dụng rộng rãi, liệu pháp EPR sẽ là một bước tiến lớn của y học. Thông thường, các ca phẫu thuật chấn thương nghiêm trọng thất bại vì áp lực thời gian đối với bác sĩ chứ không hoàn toàn do độ nguy hiểm của vết thương.

phuong phap dong bang lan dau tien duoc ap dung o nguoi 1bf26c

Nếu liệu pháp EPR được áp dụng rộng rãi, rất nhiều bệnh nhân sẽ được cứu sống. Ảnh: New Scientist.

EPR có thể giải quyết được vấn đề này và giúp các bác sĩ có thêm nhiều thời gian để phản ứng với tình huống khó khăn.

EPR là công trình nghiên cứu lớn của bác sĩ Samuel Tisherman. Ban đầu, ông nhận thấy những hạn chế trong việc cấp cứu các nạn nhân bị chấn thương nghiêm trọng vì đa phần cơ sở y tế hiện đại ở Mỹ cách quá xa các khu dân cư.

Do đó, bác sĩ Tisherman dành gần như cả sự nghiệp để nghiên cứu EPR và đến nay ca phẫu thuật đầu tiên bằng cách “đóng băng” bệnh nhân đã được áp dụng vào thực tế.

Theo Zing

Thám tử truy tìm thú cưng thất lạc

Tìm vật nuôi thất lạc không phải là điều dễ dàng đối với những ai không hiểu được thói quen và tập tính của động vật. Cho dù bạn thật sự yêu thương chúng như một thành viên trong nhà thì cũng không thể vì quá sốt ruột mà đến tìm công an để điều tra tìm về.

Bởi vì thực chất chúng không phải con người và bạn có thể yêu cầu họ phải truy tìm tung tích chú cún, mèo… khi vật nuôi không về nhà.

Theo VTV24

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *