Các nhà nghiên cứu từ Đại học King London và Đại học Y Trung Quốc tại Đài Loan vừa tìm thấy chất bổ sung trong dầu cá omega-3 có khả năng cải thiện sự chú ý ở t.rẻ e.m mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).
Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở t.rẻ e.m (ADHD) là một bệnh mạn tính, diễn biến cho đến độ t.uổi trưởng thành. Trẻ bị ADHD có triệu chứng thiếu tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ, khả năng học tập của trẻ trong tương lai.
Dầu cá omega-3 có những tác động với việc điều trị bệnh ADHD ở t.rẻ e.m.
Tuy nhiên, với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu cho biết kết quả của họ có thể mang lại một phương pháp điều trị mới bằng cách chứng minh rằng omega-3 chỉ hoạt động đối với một số trẻ mắc ADHD. Nghiên cứu trước đây của cùng một nhóm cho thấy t.rẻ e.m bị thiếu omega-3 có nhiều khả năng bị ADHD nặng hơn.
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, 92 trẻ mắc ADHD ở độ t.uổi 6-18 đã được sử dụng liều cao axit béo omega-3 EPA (axit eicosapentaenoic) hoặc giả dược trong 12 tuần.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng t.rẻ e.m có nồng độ EPA trong m.áu thấp nhất cho thấy sự cải thiện về sự chú ý và cảnh giác tập trung sau khi bổ sung omega-3, nhưng những cải thiện này không thấy ở t.rẻ e.m có EPA trong m.áu bình thường hoặc cao. Ngoài ra, đối với những trẻ có nồng độ EPA trong m.áu cao, các chất bổ sung omega-3 có tác dụng tiêu cực đối với các triệu chứng bốc đồng.
Thiếu omega-3 có thể được xác định bằng sự hiện diện của da khô và có vảy, bệnh chàm và khô mắt, và có thể được xác nhận thông qua xét nghiệm m.áu giống như xét nghiệm trong nghiên cứu này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng cha mẹ nên tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế trước khi chọn cho con ăn bổ sung omega-3, không nên tự ý sử dụng.
Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy những phát hiện không nhất quán về việc bổ sung omega-3 cho các triệu chứng ADHD. Các phương pháp điều trị tiêu chuẩn được cung cấp cho các bậc cha mẹ có con mắc ADHD bao gồm các chất kích thích như methylphenidate. Kích thước ảnh hưởng của sự cải thiện sự chú ý và cảnh giác từ methylphenidate là 0,22-0,42.
Kích thước hiệu quả trong thử nghiệm bổ sung omega-3 cho những trẻ có nồng độ EPA trong m.áu thấp là lớn hơn, ở mức 0,89 cho sự chú ý tập trung và 0,83 cho sự cảnh giác.
Tiến sĩ Jane Chang, đồng nghiên cứu chính của Viện Tâm thần học, Tâm lý học & Thần kinh học tại Đại học King, cho biết: “Kết quả của chúng tôi cho thấy bổ sung dầu cá ít nhất có hiệu quả đối với sự chú ý như các phương pháp điều trị dược lý thông thường ở những trẻ mắc ADHD”.
Trong khi đó, giáo sư Carmine Pariante, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Tâm thần học, Tâm lý học & Khoa học thần kinh cũng tại King, nhận định: “Các chất bổ sung omega-3 chỉ có tác dụng ở t.rẻ e.m có nồng độ EPA trong m.áu thấp hơn, nó như một sự can thiệp đang bổ sung thiếu chất này chất dinh dưỡng quan trọng. Đối với những trẻ bị thiếu omega-3, bổ sung dầu cá có thể là một lựa chọn thích hợp hơn cho các phương pháp điều trị kích thích tiêu chuẩn. Nghiên cứu của chúng tôi đặt t.iền lệ quan trọng cho các can thiệp dinh dưỡng khác và chúng tôi có thể bắt đầu mang lại lợi ích cho t.rẻ e.m bị ADHD”.
Nghiên cứu được thực hiện ở Đài Loan, nơi chế độ ăn thường chứa nhiều cá so với chế độ ăn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Hầu hết các nghiên cứu về t.rẻ e.m bị ADHD được thực hiện phần lớn ở các nước phương Tây, cho thấy nồng độ EPA trong m.áu trung bình thấp hơn so với nghiên cứu hiện tại.
“‘EPA có nồng độ cao trong m.áu mà không sử dụng chất bổ sung có thể đạt được thông qua chế độ ăn uống tốt với nhiều cá, phổ biến ở một số nước châu Á như Đài Loan và Nhật Bản. Có thể thiếu EPA là phổ biến hơn ở t.rẻ e.m bị ADHD ở các quốc gia tiêu thụ ít cá hơn, như ở Bắc Mỹ và nhiều nước ở châu Âu, và do đó bổ sung dầu cá có thể có nhiều lợi ích rộng rãi hơn trong điều trị bệnh so với nghiên cứu của chúng tôi”, giáo sư Kuan-Pin Su, nhà đồng nghiên cứu từ Đại học Y khoa Trung Quốc tại Đài Loan, nhận định.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Medicalxpress
3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam cần chăm sóc sức khỏe tâm thần
Tại Việt Nam, vấn đề sức khỏe tâm thần đang bị “lãng quên” và có khoảng 3 triệu t.rẻ e.m 6-16 t.uổi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Chuyên gia tâm thần t.rẻ e.m “đếm trên đầu ngón tay”
Hiểu biết về sức khỏe tâm thần là nền tảng cho các chương trình khuyến khích sức khỏe tâm thần, phòng ngừa và can thiệp về vấn đề sức khỏe tâm thần ở các quốc gia. Tại Việt Nam, hiểu biết về sức khỏe tâm thần bắt đầu được quan tâm trong những năm gần đây khi hoạt động của các nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý học, y tế công cộng, xã hội học, tâm thần học và các nghiên cứu trong lĩnh vực này thu về kết quả.
Hội thảo Quốc tế Lần thứ 5 về Sức khỏe Tâm thần t.rẻ e.m Việt Nam: Hiểu biết về Sức khỏe Tâm thần ở Trường học và Cộng đồng khai mạc sáng 25/10.
Tại Hội thảo Quốc tế Lần thứ 5 về Sức khỏe Tâm thần t.rẻ e.m Việt Nam: Hiểu biết về Sức khỏe Tâm thần ở Trường học và Cộng đồng khai mạc sáng 25/10 tại Đại học Giáo dục (ĐHQGHN), số liệu được công bố cho thấy, tỷ lệ thanh thiếu niên và t.rẻ e.m tại Việt Nam có các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ước khoảng 12%, tương đương với 3 triệu thanh thiếu niên có nhu cầu hỗ trợ và trị liệu.
Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe tâm thần lại chưa được hiểu biết đúng và mang nhiều định kiến ở Việt Nam. Chính vì mức độ hiểu biết về sức khỏe tâm thần thấp, rất nhiều người chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp khi các vấn đề đã nghiêm trọng khiến hiệu quả trị liệu giảm.
Phó Chủ nhiệm Khoa Y dược (ĐHQGHN) PGS.TS Phạm Trung Kiên cho rằng: “Ngành y tế Việt Nam mới chỉ quan tâm đến “bệnh” và chưa thực sự quan tâm đến “tâm bệnh”. Việc chẩn đoán “tâm bệnh” cũng cực kỳ khó, không như các bệnh khác khi có tổn thương sẽ có biểu hiện của các triệu chứng. Sức khỏe tâm thần nói chung bị “lãng quên” và sức khỏe tâm thần t.rẻ e.m bị “lãng quên” nhiều hơn. Trong ngành y tế, những chuyên gia về sức khỏe tâm thần t.rẻ e.m chỉ “dưới một bàn tay”.
Phó Chủ nhiệm Khoa Y dược (ĐHQGHN) PGS.TS Phạm Trung Kiên.
GS.TS Stanley Kutcher, ĐH Dalhousie, Canada trình bày báo cáo “Hiểu biết về sức khỏe tâm thần trong trường học: Lý do, Cách thức, Hiệu quả – Kinh nghiệm từ Canada”.
Định kiến về sức khỏe tâm thần
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Đặng Hoàng Minh, Trường ĐH Giáo dục nêu thực trạng đáng lo ngại, là việc có những trường hợp người bệnh trải qua đến 10 năm chịu đựng các vấn đề về tâm lý mới tìm kiếm sự giúp đỡ và điều trị.
Theo PGS.TS Đặng Hoàng Minh, tại Việt Nam, sự thiếu hiếu biết và kiến thức về sức khỏe tâm thần ở mọi cấp độ từ cá nhân đến cộng đồng, cùng với những định kiến, khiến người bệnh không dám nói ra bệnh của mình.
“Định kiến đã “dán nhãn” các vấn đề sức khỏe tâm thần là “điên”, “kém cỏi” hay chính cá nhân đó thấy “xấu hổ”, lo ngại khó tìm việc làm khi mắc bệnh. Bên cạnh đó, các dịch vụ như BHYT, hỗ trợ đi lại sau khi khám bệnh… đều không có sẵn”, bà Minh cho biết.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vấn đề sức khỏe tâm thần là gánh nặng toàn cầu. Các vấn đề sức khỏe tâm thần không những ảnh hưởng đến cá nhân người có vấn đề (suy giảm chức năng cuộc sống, việc học tập và lao động) mà còn gia đình của họ và xã hội.
Hội thảo Quốc tế Lần thứ 5 về Sức khỏe Tâm thần t.rẻ e.m Việt Nam: Hiểu biết về Sức khỏe Tâm thần ở Trường học và Cộng đồng khai mạc sáng 25/10.
Tại Việt nam, Hội thảo Hiểu biết về Sức khỏe Tâm thần ở Trường học và Cộng đồng đã được tổ chức lần thứ 5 chính là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà làm chính sách… trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, lĩnh vực y tế, giáo dục và những ngành liên quan có cơ hội trao đổi, cập nhật những kết quả nghiên cứu mới, cũng như vạch ra kế hoạch hành động chung trong việc nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng, đặc biệt là trong trường học.
Diễn ra trong 2 ngày 25 và 26/10, Hội thảo chia sẻ học thuật và công bố nghiên cứu trong nước và trên thế giới các chủ đề trong lĩnh vực hiểu biết về sức khỏe tâm thần trong trường học như: “Đánh giá thực trạng hiểu biết về sức khỏe tâm thần và các rối loạn tâm thần ở Việt Nam”; “Xây dựng chương trình can thiệp nâng cao hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam”; “Đánh giá chương trình hiểu biết về các rối loạn tâm thần cụ thể”; “Ứng dụng công nghệ trong can thiệp về rối loạn tâm thần và hiểu biết về sức khỏe tâm thần và Các chương trình nâng cao sức khỏe tâm thần trong trường học”… /.
Theo VOV