Bé 11 tháng t.uổi t.ử v.ong do thủng dạ dày, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông lên tiếng

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin một bệnh nhi 11 tháng t.uổi vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông nhưng sau đó bị sốc thuốc, thủng dạ dày, được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương rồi t.ử v.ong…

be 11 thang tuoi tu vong do thung da day benh vien da khoa ha dong len tieng 375ce2

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tổ chức cuộc họp thông tin về trường hợp bệnh nhi 11 tháng t.uổi t.ử v.ong chiều 18-11

Theo phản ánh trên một số tài khoản mạng xã hội cá nhân, chính sự tắc trách, sai sót trong quá trình khám chữa bệnh của y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông như bệnh nhi bị sốc thuốc lại cho uống Oresol là nguyên nhân gây thủng dạ dày… khiến b.é g.ái 11 tháng t.uổi t.ử v.ong bất thường.

Trước vụ việc nói trên, thông tin đến báo chí, BSCKII Đào Thiện Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, trường hợp bệnh nhi t.ử v.ong được phản ánh trên mạng xã hội phản ánh là bé H.T.M, vào viện đêm 11-11 với triệu chứng sốt, nôn, ho, chướng bụng, kích thích, mạch nhanh, thở nhanh, người mệt lả….

Kết quả chẩn đoán sơ bộ, bệnh nhi bị viêm phổi, tiêu chảy mất nước nặng và trong tình trạng theo dõi sốc nhiễm khuẩn. Các bác sĩ đã cho bệnh nhi thở oxy, truyền dịch, Oresol, tiêm kháng sinh, hạ sốt, an thần… nhưng sau 20 phút cấp cứu, trẻ vẫn kích thích, vật vã, nôn, vân tím toàn thân.

Các bác sĩ tiếp tục chỉ định đặt 2 đường truyền, đặt sonde h.ậu m.ôn, nhưng sau khoảng 2 giờ cấp cứu tình trạng bệnh không cải thiện nên đã chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi Trung ương.

Theo ông Tiến, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi M. cũng được đ.ánh giá tình trạng ban đầu là suy hô hấp, mất nước nặng, theo dõi sốc nhiễm khuẩn. Sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phúc mạc toàn thể do thủng tạng rỗng nên chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Quá trình mổ cấp cứu, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương thấy dạ dày bệnh nhi hoại tử rộng ở vùng bờ cong lớn, có lỗ thủng trên nền hoại tử nên đã xử lý. Sau đó, bênh nhi M. được tiếp tục hồi sức viện nhưng do tình trạng n.hiễm t.rùng, nhiễm độc nặng, suy đa tạng không hồi phục nên đã t.ử v.ong vào ngày 15-11, sau 3 ngày điều trị.

Phía Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cũng cho biết, trước thời điểm bệnh nhi M. t.ử v.ong, đại diện gia đình cháu bé đã đến Bệnh viện đa khoa Hà Đông nộp đơn khiếu nại.

Sau khi bệnh nhi t.ử v.ong tại Bệnh viện Nhi Trung ương, gia đình đưa t.hi h.ài cháu về Bệnh viện Đa khoa Hà Đông yêu cầu được gặp kíp trực khoa Nhi ngày 11-11 để giải quyết nhưng bệnh viện không đồng ý. Sau khi được kíp trực lãnh đạo bệnh viện giải thích, gia đình đã cho cháu về mai táng.

Tiếp đó, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã thành lập Hội đồng chuyên môn với sự tham gia của TS Đặng Ánh Dương, Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Hồi sức tích cực Ngoại Nhi – Bệnh viện Nhi Trung ương, và tổ chức họp đ.ánh giá vụ việc. Hội đồng chuyên môn đã nhận định công tác chẩn đoán và xử trí cấp cứu đúng quy trình chuyên môn.

Theo TS Đặng Ánh Dương, bệnh lý thủng dạ dày do hoại tử ở bệnh nhi dưới 12 tháng t.uổi như trường hợp bệnh nhi M. là bệnh lý hiếm gặp, rất khó chẩn đoán, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao. Các nguyên nhân gây nên hậu quả tắc mạch, có thể làm cho tổ chức dạ dày không được nuôi dưỡng b.ị h.oại t.ử và thủng gây viêm phúc mạc toàn thể, n.hiễm t.rùng nhiễm độc…

Các bác sĩ cũng khuyến cáo trẻ dưới 12 t.uổi, khi có dấu hiệu chán ăn, quấy khóc, bụng chướng, mắt trũng, mất nước… thì các gia đình nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Theo anninhthudo

Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng nhờ phương pháp lọc m.áu liên tục tĩnh mạch

Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh nghiêm trọng bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng bằng phương pháp lọc m.áu liên tục tĩnh mạch.

Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn P. (37 t.uổi, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng sốc, trụy mạch, huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, ý thức lơ mơ.

cuu song benh nhan suy da tang nho phuong phap loc mau lien tuc tinh mach 166b70

Bệnh nhân được lọc m.áu liên tục tại Bệnh viện. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Theo người nhà cho biết, bệnh nhân có t.iền sử uống rượu nhiều năm, xơ gan 3 năm nay, khoảng 2 ngày gần đây thấy mệt mỏi nhiều, chán ăn, mất ngủ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn ra dịch nâu đỏ, tiểu ít.

Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm m.áu, Xquang tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm đ.ánh giá đường kính tĩnh mạch chủ dưới,.. các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn đường vào tiêu hóa biến chứng suy đa tạng (suy gan, thận, trụy tim mạch), có toan chuyển hóa nặng.

Nhận thấy tình trạng bệnh nhân nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới t.ử v.ong, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành bù dịch, cấy m.áu, sử dụng kháng sinh liều cao và thuốc vận mạch, đặc biệt là áp dụng phương pháp lọc m.áu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch, nhằm loại bỏ ra khỏi m.áu hầu hết các chất độc nội sinh và ngoại sinh, cân bằng dịch và điện giải một cách liên tục, đồng thời ít ảnh hưởng đến huyết động.

Quá trình lọc m.áu được diễn ra liên tục trong 23 giờ dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ về các chỉ số mạch, huyết áp, nhiệt độ, theo dõi sát đề phòng tình trạng đông, c.hảy m.áu trên lâm sàng. Sau khi được áp dụng phương pháp lọc m.áu và điều trị tích cực, sau 3 ngày, bệnh nhân đã có những chuyển biến tốt, cắt được thuốc vận mạch, thoát khỏi tình trạng sốc, thấy tỉnh táo, tiếp xúc tốt, cảm giác dễ chịu hơn và tự ăn uống được.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Bình Tĩnh, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ về phương pháp lọc m.áu liên tục tĩnh mạch: “Đây là phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại trong hồi sức cấp cứu, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, phương pháp lọc m.áu này đã cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, đặc biệt là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Sau lọc m.áu, nguy cơ t.ử v.ong cũng như các chỉ số tổn thương giảm rõ rệt. Đặc biệt các yếu tố gây viêm giảm nhiều sau khi lọc m.áu nên các cơ quan thương tổn nhanh chóng phục hồi”.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân được lọc m.áu sớm có tỷ lệ sống cao hơn những trường hợp muộn. Các số liệu tổng kết cho thấy, kỹ thuật lọc m.áu liên tục giúp cứu sống thêm 20-50% số bệnh nhân nặng, giảm thời gian thở máy, giảm thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng do thở máy và nằm lâu giảm, nhờ đó chi phí điều trị cũng giảm đáng kể.

Nguyễn Minh

Theo laodongthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *