Bướu cổ đơn thuần là loại u của tuyến giáp trạng, nhưng không kèm tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hay ác tính tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m hơn người lớn, nhất là ở b.é g.ái tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở b.é t.rai tới 6 – 7 lần.
Nguyên nhân chủ yếu gây bướu cổ là thiếu iốt (I2) trong thức ăn và nước uống
Bướu cổ đơn thuần là loại u của tuyến giáp trạng, nhưng không kèm tăng hay giảm chức năng tuyến giáp, không viêm cấp, bán cấp, mạn tính hay ác tính tuyến giáp. Bệnh thường gặp ở t.rẻ e.m hơn người lớn, nhất là ở b.é g.ái tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở b.é t.rai tới 6 – 7 lần.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là thiếu iốt (I2) trong thức ăn và nước uống. Nước uống có độ cứng cao nhiều Ca, Fluor, Mg làm giảm hoặc chậm quá trình bắt iốt và ôxy hóa iốt ở tuyến giáp. Điều kiện ăn ở chật chội, thiếu vệ sinh nên nồng độ iốt trong không khí thấp. Nhà ở gần biển rộng, thoáng, có nồng độ 18,7mcg I2/1m3 không khí; còn nhà ở phố chật hẹp chỉ có 1 – 2mcg I2/1m3 không khí.
Theo điều tra ngẫu nhiên của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, ở nước ta chỉ có 6% là vùng không thiếu iốt. Ngay ở Hà Nội, Hải Phòng cũng có tình trạng thiếu iốt ở mức độ nhẹ.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng và điều trị bướu cổ đơn thuần, một bệnh có tỷ lệ mắc cao tới 27,1% ở các tỉnh vùng núi; 18% ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và 9,9 – 30,3% ở vùng đồng bằng sông Hồng, ngoài việc dùng hormon giáp trạng và thuốc có iốt.
Thực đơn hàng ngày cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Nhóm thực phẩm chủ yếu: gạo, mỳ, ngô, khoai củ. Hạn chế ăn chất ngọt hấp thụ nhanh như nước ngọt, bánh kẹo, quả chín ngọt để tránh bị bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch.
Nhóm thực phẩm giàu đạm: thực phẩm động vật: trứng, thịt, tôm, cá… thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc…
Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ, bơ, dầu thực vật.
Khuyến nghị: Nếu chất béo chiếm 30% năng lượng khẩu phần thì năng lượng axít béo chưa no nhiều nối đôi chiếm dưới 10% năng lượng.
Cần chú ý tỷ lệ axít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ) để tránh gây tăng mỡ m.áu, tăng cholesterol. Axít béo không no (có nhiều trong dầu) một hoặc nhiều nối đôi là axít béo quý, giúp làm giảm lượng mỡ m.áu, điều hòa cholesterol, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: rau quả cung cấp nhiều vitamin như betacaroten-C, nhóm B… và nhiều chất khoáng như selen, iốt… góp phần làm tăng chất chống gốc tự do, tăng sức đề kháng cho con người. Ngoài ra, chất xơ trong rau còn phòng ngừa bệnh táo bón, tăng đào thải cholesterol ra ngoài.
Trong thực phẩm cũng có iốt nhưng phân bố không đều
Cá tươi: 7 – 240mcg/100g; rau cải xoong: 45mcg/100g; trứng toàn phần: 6mcg/100g; dưa chuột: 6mcg/100g; rau dền: 50mcg/100g; khoai tây: 3mcg/100g; đỗ các loại: 1,5 – 14mcg/100g; thịt ba chỉ: 7,6mcg/100g.
Nhu cầu iốt để tuyến giáp hoạt động ở người bình thường là 200 – 300mcg/ngày.
Trong thực tế không phải lúc nào cũng ăn đủ các loại thực phẩm này, còn phụ thuộc vào mùa vụ rau quả, vào điều kiện kinh tế và sức khỏe từng người. Muối hạt hoặc nước mắm từ cá biển có rất nhiều iốt nhưng chúng ta không thể ăn nhiều được. Mà trong quá trình bảo quản và chế biến lượng iốt cũng hao hụt vì thế Chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu iốt đã đưa ra sản phẩm muối iốt, trừ hao hụt khi vận chuyển và bảo quản đến tay người tiêu dùng lượng iốt đảm bảo 200mcg/10g muối.
Khi chế biến phải nấu thế nào để giữ được iốt?
Nếu xào chín rau cho muối iốt vào bắc ra ngay: tỷ lệ hấp thu được 63,2%. Cho muối vào ngay từ đầu khi nấu: tỷ lệ hấp thu còn 18,7%. Nếu dùng dầu đậu nành để xào nấu khoai tây chín cho muối iốt vào bắc ra ngay: 25%. Khi thêm chút dấm để lâu ngày thì tỷ lệ hấp thu do xào bằng dầu đậu nành tăng lên 47,8%.
Còn dùng mỡ động vật khi xào chín cho muối iốt vào bắc ra ngay: tỷ lệ hấp thu 2%.
Những điều cần lưu ý:
Muối iốt không nên phơi nắng, rang nóng hoặc để trên gác bếp làm giảm tác dụng của muối. Muối iốt đựng trong túi nilon nhỏ hàn kín để nơi khô ráo không dự trữ quá 6 tháng. Khi nấu nướng cho vào thức ăn rồi bắc ra ngay.
Để lâu ngày một số thực phẩm như bắp cải, củ cải dễ sinh bệnh bướu cổ do thiếu iốt vì trong thức ăn này có chứa chất L.vinyl 5 thio – 2 oxazolidin ức chế quá trình tổng hợp hormon giáp trạng nên không ăn nhiều, liên tục kéo dài thực phẩm này.
Theo congthuong.vn
Vì sao phụ nữ khó giảm cân hơn nam giới?
Phụ nữ thường cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc giảm cân so với cánh mày râu. Vì sao nam giới lại dễ dàng tăng cường cơ bắp và giảm mỡ…
Phụ nữ thường cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc giảm cân so với cánh mày râu. Vì sao nam giới lại dễ dàng tăng cường cơ bắp và giảm mỡ, còn nữ giới lại không? Dưới đây là những lý do khiến chị em thường gặp khó khăn trong việc giảm cân.
Vấn đề nội tiết
Do biến động nội tiết tố, phụ nữ cảm thấy khó khăn để giảm cân. Sự biến động này thường xảy ra trong chu kỳ k.inh n.guyệt khiến chị em cảm thấy nặng nề. Hai hormon s.inh d.ục nữ ảnh hưởng đến cuộc sống của nữ giới từ lúc dậy thì đến cuối cuộc đời là estrogen và progesteron. Trong đó estrogen được sản xuất từ lúc dậy thì đến lúc mãn kinh, còn progesteron được sản xuất từ lúc trứng rụng đến khi kết thúc chu kỳ. Nếu không có sự rụng trứng thì không có progesteron.
Trong đó, estrogen tham gia vào việc sản xuất mỡ, giữ nước và hậu quả gây tăng cân khi mà buồng trứng tiết ra với lượng lớn hoặc khi không được bù đắp bởi progesteron. Mỡ là mô đệm căn bản cho cơ thể phụ nữ, chiếm 25% trọng lượng cơ thể. Ở nữ giới, mỡ được dự trữ chủ yếu ở đùi và mông. Chính vì thế, ở t.uổi dậy thì, khi buồng trứng bắt đầu tổng hợp estrogen thì cơ thể nữ giới bắt đầu tích tụ mỡ ở phần dưới của cơ thể.
Sự tăng cân của phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi lượng estrogen. Đặc biệt là đối với phụ nữ trong độ t.uổi sinh đẻ. Khi dùng thuốc tránh thai chứa nhiều progesteron và estrogen có thể gây tăng cân. Estrogen được buồng trứng sản xuất lớn ở đầu thai kỳ. Tiếp đó nhau thai cũng sản xuất hormon này đến tháng thứ ba của thai kỳ. Những hormon này sẽ đóng vai trò tích lũy mỡ để tiêu hao trong suốt thời kỳ mang thai. Lượng mỡ này được dùng trong 3 tháng cuối của thai kỳ khi mà em bé phát triển nhất.
Với sự lên xuống của estrogen, cơ thể phụ nữ tích lũy mỡ và nước dần dần, gây tăng cân.
Thời kỳ t.iền mãn kinh, lúc đó estrogen được sản xuất không đều đặn. Sự thiếu hụt estrogen gây ra các cơn bốc hỏa, còn dư thừa estrogen gây giữ nước và thừa mỡ. Mỡ ở phần thấp của cơ thể giảm (đùi, mông, ngực nhỏ hơn), trong khi đó tăng phần trên, đặc biệt là bụng.
Như phân tích ở trên, hormon s.inh d.ục nữ estrogen khiến cơ thể tích tụ mỡ. Còn hormon s.inh d.ục nam testosteron có nhiệm vụ đốt cháy mỡ. Đây là lý do thứ nhất khiến nữ giới gặp khó khăn trong việc giảm cân hơn nam giới.
Chế độ ăn
Thói quen ăn uống không kiểm soát được của nữ giới khiến họ rơi vào tình trạng béo phì. Đa số các trường hợp này là do ăn quá nhiều hoặc ăn vặt, ăn thức ăn nhiều chất bột… Nhiều phụ nữ sợ béo còn bỏ bữa ăn sáng, là một sai lầm lớn bởi khi bạn bỏ qua bữa ăn sáng sẽ khiến cơ thể tăng sự thèm ăn ngọt và các thực phẩm béo và cơ thể sẽ đòi hỏi bạn phải nạp vào lượng calo vượt quá nhiều ở bữa ăn trưa hoặc tối. Đây cũng chính là lý do khiến phụ nữ gặp khó khăn trong giảm cân.
Các yếu tố khác liên quan đến chế độ ăn như: stress – khiến nữ giới có xu hướng ăn uống theo tâm trạng. Khi phụ nữ căng thẳng, họ có nhu cầu ăn thật nhiều, thậm chí là không biết mình ăn bao nhiêu. Phụ nữ cũng có thói quen tập trung vào món ăn ưa thích, nếu thức ăn đó là các đồ chiên xào thì rõ ràng đây là một cách hữu hiệu khiến phụ nữ khó có thể giảm cân.
Tỷ lệ cơ bắp
Theo cấu tạo tự nhiên, tỷ lệ cơ bắp ở phụ nữ thấp hơn đàn ông, còn tỷ lệ mỡ lại cao hơn, mà cơ bắp lại có khả năng trao đổi chất nhanh hơn mỡ. Đối với phụ nữ, tỷ lệ % mỡ thông thường trong cơ thể là 21-31%, trong khi tỷ lệ này chỉ 14-25% đối với nam giới. Như vậy, nam giới sẽ dễ dàng đốt cháy calo hơn vì có lượng cơ bắp lớn hơn phụ nữ.
Nói cách khác, tập luyện thể dục thể thao đơn thuần đã đủ để đàn ông giảm cân, còn phụ nữ sẽ phải điều chỉnh cả chế độ ăn uống mới mong nhận được kết quả tương tự.
Dùng thuốc
Rất nhiều loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng cân. Hai thủ phạm lớn nhất chính là thuốc tránh thai và thuốc chống trầm cảm.
Thuốc tránh thai làm phụ nữ tăng cân vì chúng làm thay đổi lượng hormon trong cơ thể, còn thuốc chống trầm cảm có chứa nhiều thành phần ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
ặc điểm tuyến giáp
Phụ nữ có ít hormon tuyến giáp hoạt động hơn, mà hormon này lại điều khiển quá trình trao đổi chất. Khi hormon tuyến giáp hoạt động ít hơn không những cản trở việc giảm cân mà còn là nguyên nhân làm tăng cân.
Suy giáp là một vấn đề mà nhiều phụ nữ phải đối mặt. Căn bệnh cũng khiến phái đẹp khó kiểm soát được trọng lượng. Nếu bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp, tốt nhất hãy đi kiểm tra và có cách điều trị tốt nhất.
Stress và thiếu ngủ
Ngoài chuyện mang thai và cho con bú, cuộc sống của người làm mẹ khiến họ tăng cân. Stress, thiếu ngủ, thiếu thời gian tập thể dục và cho con ăn luôn là những nguyên nhân gây tăng cân cho các bà mẹ.
Nếu bạn muốn giảm cân thành công, hãy đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày, đồng thời biết cách giảm stress và quan tâm đến cơ thể của mình hơn.
Theo SK&ĐS