Làm việc này ngay sau sinh sẽ “khỏe mẹ, lợi con”, mẹ bầu nhất định phải yêu cầu bác sĩ cho thực hiện

Việc làm đơn giản này mang lại nhiều hiệu quả tích cực không ngờ cả về thể chất lẫn tinh thần cho cả mẹ và bé.

lam viec nay ngay sau sinh se khoe me loi con me bau nhat dinh phai yeu cau bac si cho thuc hien 0cd63a

Thông thường sau khi sinh, các nhân viên y tế sẽ tiến hành hàng loạt thủ tục cho các bé như cắt dây rốn, vệ sinh, ủ ấm, cân đo. Và thường người mẹ chỉ kịp nhìn thấy con một vài giây khi bé vừa chào đời, sau đó sẽ bị cách ly đến vài giờ.

Điều này thực tế là không tốt với cả mẹ và bé bởi em bé vừa mới thay đổi môi trường từ tử cung người mẹ đến thế giới bên ngoài nên rất cần một sự chuyển đổi nhẹ nhàng. Vì thế, giây phút sau sinh khi em bé được da tiếp da với mẹ là vô cùng cần thiết và thiêng liêng, điều đó không chỉ nuôi dưỡng tình mẫu tử mà còn mang lại những lợi ích tuyệt vời về lâu về dài cho cả mẹ và bé.

lam viec nay ngay sau sinh se khoe me loi con me bau nhat dinh phai yeu cau bac si cho thuc hien 065662

Việc tiếp da cho bé sơ sinh đang ngày càng được phổ biến rộng rãi ở các bệnh viện tại Việt Nam và trên thế giới (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia y tế, da tiếp da là hành động khi trẻ sơ sinh được áp vào da trần trực tiếp với mẹ hoặc bố sau khi sinh ít nhất từ 1-2 tiếng. Cụ thể hơn, đặt bé không mặc quần áo nằm trên ngực hoặc bụng trần của mẹ. Mặt, ngực, bụng và chân của bé được áp sát người mẹ, không có khoảng cách, cho đầu bé nghiêng một bên áp sát vào lòng mẹ. Đối với những mẹ sinh mổ, tiếp xúc da kề da cũng cần được thực hiện khi mẹ tỉnh táo, ổn định sức khỏe. Đây là biện pháp mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo áp dụng.

Với những lợi ích của việc tiếp da cho bé sơ sinh thì việc làm này đang ngày càng được phổ biến rộng rãi ở các bệnh viện trên thế giới. Chính vì vậy bất cứ những ai sắp làm mẹ cũng cần và nên biết những lợi ích to lớn về mặt sức khỏe và tinh thần của việc da kề da ngay sau khi sinh để chuẩn bị thật tốt cho ca sinh nở và cuộc gặp gỡ thiêng liêng này.

lam viec nay ngay sau sinh se khoe me loi con me bau nhat dinh phai yeu cau bac si cho thuc hien 4e5ff4

Đối với những mẹ sinh mổ, tiếp xúc da kề da cũng cần được thực hiện khi mẹ tỉnh táo, ổn định sức khỏe (Ảnh minh họa)

1. Giúp bé nhanh tăng cân

Khi bé sơ sinh được đủ ấm, cơ thể không phải thất thoát năng lượng cho việc duy trì thân nhiệt và nguồn năng lượng đó được dùng vào việc giúp cho bé tăng cân và phát triển trọng lượng tốt hơn.

2. Giúp bé cảm thấy an toàn, đỡ căng thẳng

Phương pháp da tiếp da sẽ giúp giảm mức cortisol, hormone andrenalin gây căng thẳng và tăng lượng hormone prolactin và oxytocin – những kích thích tố cần thiết để gọi sữa mẹ về cho bé, mang lại cho bé cảm giác bình yên, an toàn.

3. Giúp bé ngủ ngon hơn, kích thích não bộ phát triển

Khi được tiếp xúc trực tiếp, được ấp ủ trong bầu ngực mẹ, bé ít bị căng thẳng và tất nhiên sẽ ngủ ngon hơn, bớt quấy khóc, ít bị thức giấc. Cảm giác quen thuộc, được mẹ âu yếm, vuốt ve và sự nâng lên hạ xuống đều đặn theo hơi thở của mẹ nên bé thường có giấc ngủ sâu và dài hơn khi phải tách rời mẹ.

Ngoài ra, tiếp xúc da kề da tạo ra kích thích nhiều giác quan giúp hình thành và phát triển các đường dẫn truyền thần kinh, các phản xạ cần thiết cho sự trưởng thành của não bộ, kích hoạt trí nhớ ở trẻ.

lam viec nay ngay sau sinh se khoe me loi con me bau nhat dinh phai yeu cau bac si cho thuc hien 67d383

4. Điều chỉnh thân nhiệt và bé hô hấp tốt hơn

Việc da tiếp da với mẹ giúp quá trình điều chỉnh thân nhiệt của các bé dễ dàng và ổn định hơn. Những em bé sơ sinh được ở chung phòng với mẹ trong giờ đầu tiên sau sinh sẽ được điều chỉnh hô hấp và nhiệt độ cơ thể tốt hơn những em bé bị cách ly khỏi mẹ.

5. Cải thiện hệ miễn dịch của bé

Da kề da giúp kích thích bàn năng trẻ tìm tới vú nhiều hơn, tạo cơ hội trẻ tự tìm vú mẹ, bú sớm và lâu hơn, giúp tăng cường hệ miễn dịch ngay từ khi bé mới chào đời. Trẻ bú sớm, lâu và nhiều sẽ kích thích cơ thể mẹ sản xuất oxytocin và prolactin giúp sữa về sớm, nhiều hơn về lâu dài.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu bé sơ sinh không được tiếp xúc với vi khuẩn của người mẹ qua đường ống sinh, hoặc da tiếp da hoặc bú mẹ ngay sau sinh, hệ thống miễn dịch của bé sẽ không đủ tốt bằng những bé được thực hiện những việc trên.

6. Giúp mẹ giảm đau và hạnh phúc hơn

Sau khi sinh, người mẹ thường khó thoát khỏi cảm giác đau đớn và mệt mỏi, tuy nhiên da kề da với con như một liều thuốc giảm đau cho mẹ. Ở thời gian da kề da với con sau sinh, huyết áp của mẹ dần về trạng thái ổn định, các cơn đau giảm dần.

lam viec nay ngay sau sinh se khoe me loi con me bau nhat dinh phai yeu cau bac si cho thuc hien 0a7976

7. Mẹ cảm thấy tự tin và hạnh phúc hơn

Oxytocin được sản sinh trong não của mẹ ngay từ thời kì mang thai, do đó khi em bé chào đời, người mẹ đã có sẵn bản năng làm mẹ, khi cho con bú và da tiếp da, lượng hormon oxytocin tăng cao và càng làm trỗi dậy bản năng này khiến các bà mẹ cảm thấy tự tin hơn. Da kề da giúp mẹ thoải mái, mãn nguyện và hạnh phúc vô cùng. Niềm hạnh phúc ấy dâng trào và hạn chế được khả năng trầm cảm sau sinh rất lớn.

8. Giúp mẹ có nhiều sữa

Khi mẹ và bé được tiếp xúc gần gũi thường xuyên, các hormone kích thích việc sản xuất sữa được tiết ra thường xuyên hơn và nhờ đó, mẹ sẽ có nhiều sữa hơn để cho bé bú.

9. Tăng mối liên kết tình mẫu tử

Sự tiếp xúc trực tiếp sẽ giúp gia tăng tình cảm cũng như mối liên kết gắn bó giữa mẹ và bé. Không có gì thiêng liêng hơn khi sau 9 tháng mang thai, mẹ có thể ôm ấp và chạm vào cơ thể con. Đây cũng là kỉ niệm đáng nhớ, tạo t.iền đề cho sự phát triển mối quan hệ sau này cho cả mẹ và bé.

Nguồn: Unicef, Baby/Helino

Sinh con tại nhà: 10/100 bé sơ sinh chào đời không tự thở được

Bác sĩ chuyên khoa sơ sinh khuyến cáo nhiều nguy cơ đối với trẻ sơ sinh khi sinh ra không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế nhân trường hợp sinh con tại nhà ở TP.HCM khiến con t.ử v.ong.

sinh con tai nha 10100 be so sinh chao doi khong tu tho duoc 424ce2

Vừa qua, Khoa cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận trường hợp b.é g.ái sơ sinh nặng 3,1 kg được sinh ra tại nhà, con của sản phụ TNYN (sống ở quận 11, TP.HCM). Người nhà cho biết b.é g.ái đủ tháng 39 tuần, được sinh vào lúc 0 giờ 50 phút ngày 9-11.

10 tiếng sau, người nhà phát hiện b.é g.ái ngưng thở nên đưa vào bệnh viện cấp cứu vào lúc 10 giờ 40 phút cùng ngày. Tại đây, các bác sĩ ghi nhận tình trạng b.é g.ái ngưng tim ngưng thở. Các bác sĩ đã cố gắng hồi sức cho bé nhưng thất bại và đ.ánh giá bé đã mất tại nhà. Điểm đặc biệt là bé chưa được cắt dây rốn còn kèm bánh nhau rắc muối đã khô.

“Trường hợp này khá đáng tiếc. Đây là một em bé sơ sinh đã đủ ngày tháng, đủ kg. Nếu sau khi sinh bé ra mà gia đình đưa bé vào một bệnh viện chuyên khoa nhi sơ sinh thì có thể phát hiện bệnh lý bất thường và có thể giữ được mạng sống cho bé”, đại diện bệnh viện chia sẻ.

sinh con tai nha 10100 be so sinh chao doi khong tu tho duoc 4ee66a

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, nơi cấp cứu cho b.é g.ái được sinh tại nhà. Ảnh: HL

Trao đổi về vấn đề này với PLO, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh BV Từ Dũ (TP.HCM) cho biết trẻ sơ sinh gặp rất nhiều nguy cơ khi sinh ra. Nguy cơ lớn nhất là trẻ không tự thở được.

Theo thống kê, trong 100 em bé sinh ra thì có 10 em bé không tự thở được. Trong 10 bé, sẽ có một bé lâm vào tình trạng rất nặng cần hồi sức chuyên sâu của bác sĩ. Do đó, các bà mẹ sinh con tại nhà không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế rất dễ “đẩy” con vào tình huống nguy hiểm.

Khi sinh tại nhà, bánh nhau cũng xổ ra ngoài, tiếp xúc với môi trường có thể làm vi trùng sinh sôi, đưa ngược vào dây rốn gây nhiễm khuẩn cho bé, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, mặc dù người mẹ có khám thai siêu âm đầy đủ thì các thao tác này không thể phát hiện hoàn toàn các bất thường bẩm sinh ở trẻ sơ sinh như bệnh lý tim bẩm sinh, bệnh lý đường hô hấp bẩm sinh.

“Bản thân cơ địa bé sơ sinh, sinh non miễn dịch chưa đầy đủ nên rất dễ nhiễm khuẩn. Khi sinh tại bệnh viện, trong vòng 24 giờ đầu, trẻ sơ sinh sẽ được chích ngừa vitamin K1 phòng ngừa xuất huyết não, màng não và viêm gan B”, BS Từ Anh cho biết.

Bên cạnh đó, thông thường sản phụ sinh thường được giữ lại bệnh viện theo dõi 3 ngày và 5 ngày đối với sinh mổ. Sở dĩ mẹ và bé cần được theo dõi trong vòng vài ngày vì trẻ sơ sinh chuyển từ đời sống trong tử cung ra ngoài có thể gặp phải nhiều biến chứng sau cuộc sinh mà không lường trước được.

HOÀNG LAN

Theo PLO

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *