Sau khi con bị ngã từ độ cao 22 mét rơi xuống đất, mọi người đang hoảng loạn vì nghĩ không cứu được nhưng thật may mắn nhờ có các y bác sĩ, bệnh nhân sống sót kỳ diệu.
Bệnh nhân sắp được ra viện.
Kích hoạt đỏ cứu người bệnh
Ngày 21/10/2019, anh Bùi Văn Nhượng, t.uổi (Lạc Sơn – Hòa Bình) trong khi trèo lên cây gạo lấy cây tầm gửi (cây khác loài, tầm gửi trên thân cây gạo) để làm thuốc, không may bị ngã xuống đất.
Trên mặt đất lúc này có một thân cây thẳng đứng to bằng chuôi dao, dài khoảng 80 cm, đầu trên vát nhọn (người đi rừng chặt vát ngọn cây cho thông thoáng để lấy lối đi), cùng với đó là nhiều hòn đá cuội lổn nhổn và 1 tổ ong rừng. Người thanh niên rơi vào cành cây vát nhọn và tổ ong rừng, bị cành cây đ.âm từ mạn sườn trái và đi qua ổ bụng xuyên sang mạn sườn phải. Những viên đá ở dưới gốc cây nhiều nên người bệnh cũng bị thương ở vùng khác khá nặng.
Cha của anh Nhượng mang quà tặng bác sĩ.
Cha của bệnh nhân kể khi “giải cứu” cho con vừa cố rút người ra khỏi thân cây đ.âm x.uyên ngang thành bụng lại còn cố gắng chống chọi với tổ ong rừng. Nhiều người đã bị thương do ong đốt. Khi rút người ra khỏi thân cây, mọi người tập trung đưa nạn nhân xuống núi rồi đưa lên xe ô tô của người quen chạy thẳng về Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
TS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện kể khi tiếp nhận thì bệnh nhân đã bị đứt, rách nhiều đoạn ruột gây thoát dịch ở ổ bụng, đứt lìa hai đoạn tá tràng và mất m.áu cấp. Nhiều vỏ cây và dị vật chui vào ổ bụng.
Bệnh nhân bị sốc chấn thương nặng kèm theo suy đa tạng. Tiên lượng sống rất khó khăn.
Lúc đó, các bác sĩ đã bật kích hoạt liên viện với sự vào cuộc của nhiều khoa để đưa ra phương án xử trí tốt nhất. Dù sự sống vô cùng mong manh, cơ hội thành công dường như không có nhưng các y bác sĩ vẫn quyết tâm chỉ 1 % vẫn cố.
Các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp bắt tay vào mở ổ bụng để xử lý vết thương vùng ổ bụng. Bác sĩ Ngoại Chấn thương xử trí vết thương hở ở vùng cổ, cánh tay, khủy tay. Kíp cấp cứu nhanh chóng chuyển máy thở, máy lọc máy liên tục để hỗ trợ bệnh nhân. Các khoa phòng khác tập trung nhanh chóng chế phẩm của m.áu, các dung dịch nuôi dưỡng, thuốc và vật tư thiết yếu để hồi sức toàn diện cho bệnh nhân.
Nỗ lực cấp cứu, hồi sức nhưng bệnh nhân vẫn rơi vào trạng thái sốc n.hiễm t.rùng, nhiễm độc, suy đa tạng. Hai tuần liền các y bác sĩ liên tục đưa ra phác đồ phù hợp, bệnh nhân diễn biến nặng ở đâu xử lý tới đó. Thật may mắn, 2 tuần chiến đấu với nghị lực phi thường của chính người bệnh và gian khổ của y bác sĩ người bệnh đã hồi tỉnh và có thể ăn uống trở lại.
Món quà đặc biệt
TS Tình cho biết ca cấp cứu bệnh nhân đặc biệt này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã tổ chức trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh vì những thành tích xuất sắc trong công tác khám chữa bệnh. Danh sách được tặng Bằng khen có các tập thể và cá nhân của các khoa: Cấp cứu, Gây mê hồi sức, Ngoại Tổng hợp, Ngoại Chấn thương và Hồi sức tích cực. Ca cấp cứu bệnh nhân đặc biệt này là nỗ lực của các khoa phòng trong bệnh viện.
Bệnh nhân trải qua phút giây sinh tử cận kề. Đây là ca cấp cứu đặc biệt, sự sống của bệnh nhân được tổ cấp cứu liên viện thông báo từng giờ và điều may mắn đã đến. Sự sống của bệnh nhân được cả bệnh viện vui theo.
Sáng 18/11, một người đàn ông với một chiếc balo rất cũ muốn gặp riêng TS Tình. Thật bất ngờ, đó là cha của anh Bùi Văn Nhượng. Ông vào cảm ơn y bác sĩ và kể lại câu chuyện cứu con mình từ rừng đưa xuống bệnh viện như thế nào.
Ông biếu các y bác sĩ đã cứu con trai mình hai chai mật ong rừng và tâm sự với chúng tôi sau khi hồi cứu lại những việc đã qua. Điều này khiến các y bác sĩ vô cùng xúc động. Với họ, đây là món quà vô cùng trân quý từ tấm lòng của người nhà bệnh nhân dành cho y bác sĩ.
TS Tình cho biết, hiện bệnh nhân Nhượng vẫn đang tập đi lại và có thể được ra viện trong thời gian sắp tới.
Theo infonet
Sóc Trăng: Một thanh niên nguy kịch vì bị ong mật đốt
Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa tiếp nhận 4 người trong cùng một gia đình ở thị trấn Cái Côn (huyện Kế Sách, Sóc Trăng) đến cấp cứu do bị ong rừng đốt.
Anh H. đã qua cơn nguy kịch nhưng bị tổn thương gan, thận
Theo lời người nhà, do vô tình làm động một tổ ong mật rừng trong vườn, 4 người trong gia đình đã bị ong đốt, trong đó anh N.T.H. bị nặng nhất với hàng loạt vết đốt trên trán, lưng cùng hơn 10 vết đốt trên 2 tay
Sau bị đốt, anh H. bị sốc phản vệ, huyết áp tụt, bất tỉnh, khó thở, phù mi mắt, đỏ toàn thân, lạnh run, co giật. Do ba mẹ làm trong ngành y nên gia đình đã nhanh chóng tiêm cho anh 2 ống thuốc chống dị ứng, truyền dịch nâng huyết áp, rút ra nhiều mũi kim do ong đốt và nhanh chóng đưa anh đi cấp cứu.
Bệnh nhân nhập viện tại khoa Cấp cứu (Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long) trong tình trạng lơ mơ, lạnh run, tiêu tiểu không tự chủ, phù mi mắt, khó thở, đỏ da toàn thân, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp 80/40 mmHg. Ekip cấp cứu nhanh chóng lập đường truyền tĩnh mạch lớn để truyền dịch nâng huyết áp, tiêm thêm thuốc chống dị ứng, thuốc kháng viêm và làm các kiểm tra cần thiết cho bệnh nhân.
Sau khi cấp cứu được khoảng 30 phút, anh H. tiếp xúc được, huyết áp ổn định. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân đã bị tổn thương gan, thận nặng, dù đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn cần phải tiếp tục theo dõi tại khoa Hồi sức tích cực chống độc.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị ong đốt nên dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi ong; và nhanh chóng chạy khỏi khu vực có ong; người bị ong đốt phải nằm yên, tránh cử động nhiều; sau đó khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ngòi chích nọc độc của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng; Uống nước để thải bớt độc tố; Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn.
Theo infonet