Khi khóc lượng mangan dư thừa chảy ra khỏi cơ thể cùng với nước mắt. Điều này làm giảm sự tập trung của nó trong cơ thể và khiến bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.
Phụ nữ ở Mỹ khóc khoảng 3,5 lần mỗi tháng; trong khi đàn ông rơi nước mắt khoảng 1,9 lần mỗi tháng. [1]
Tuy nhiên, mọi người thường quan niệm khóc là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Nhưng nếu bạn cảm thấy cần khóc, đừng cố kìm nén, bởi nó thực sự có nhiều lợi ích sức khỏe hơn chúng ta nghĩ.
1. Giảm căng thẳng
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy khóc có thể giúp mọi người thư giãn, làm giảm căng thẳng. Kết quả của việc khóc không phải là ngay lập tức mà có thể mất vài phút trước khi cơ thể bắt đầu thư giãn.
Theo các nhà nghiên cứu, khi bạn khóc thì hệ thống thần kinh giao cảm (PNS) được kích hoạt, có tác dụng làm dịu não.
2. Tốt cho huyết áp
Huyết áp cao có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, suy tim, mất trí nhớ và thậm chí là suy thận.
Nhưng tin tốt là theo một số nghiên cứu, khóc làm giảm căng thẳng cũng đồng thời giảm huyết áp mà trước đó bị tăng lên vì bạn đang chịu áp lực.
3. Tích lũy độc tố
Nước mắt chảy ra sẽ cuốn đi bụi và một phần độc tố tích tụ trong cơ thể trước đó. Việc loại bỏ độc tố này giúp làm giảm nồng độ cortisol trong cơ thể, từ đó dẫn đến tâm trạng nhẹ nhàng hơn.
Đó là lý do vì sao chúng ta thường cảm thấy sự nặng nề biến mất sau khi khóc.
4. Cải thiện tâm trạng
Nếu bạn đang tự hỏi tại sao hành vi của mình trở nên hung hăng và luôn cảm thấy lo lắng, cáu kỉnh, thì bạn nên biết rằng không thể có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này.
Sự thay đổi tâm trạng có thể xảy ra do nhiều lý do. Một trong số những lý do đó là do sự tích tụ mangan trong cơ thể.
Khi bạn khóc, lượng mangan dư thừa này chảy ra khỏi cơ thể cùng với những giọt nước mắt khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và tập trung hơn.
5. Giảm cảm giác đau
Khi chúng ta đau đớn về thể xác, một vài giọt nước mắt thường rơi ra một cách không tự nguyện. Đây là cách cơ thể giảm cảm giác đau.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngoài việc tự làm dịu, việc rơi nước mắt sẽ giải phóng oxytocin và endorphin. Những hóa chất này làm cho mọi người cảm thấy tốt hơn và cũng có thể làm giảm đau cả về thể chất cũng như tinh thần.
Tài liệu tham khảo:
[1] //archive.attn.com/stories/7411/chart-how-much-crying-is-normal-around-worldAn Nhiên
Theo BrightSide/giaoduc.net
Người bệnh tăng huyết áp cần ăn như thế nào để giảm bệnh?
Các bác sĩ tại Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) đã gợi ý một chế độ ăn hiệu quả, dễ áp dụng dành cho người bệnh tăng huyết áp dựa trên chỉ số BMI và các số đo về mặt thể chất.
Khám sàng lọc bệnh tim mạch và bệnh tăng huyết áp cho người cao t.uổi.
Các nguyên tắc ăn, nghỉ cho người bệnh tăng huyết áp
Theo các chuyên gia, để cơ thể của người bệnh tăng huyết áp được khỏe mạnh, người bệnh cần duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép, gồm: chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 18,5 tới 24,9; vòng bụng nhỏ hơn 90cm ở nam và nhỏ hơn 80 cm ở nữ.
Nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì, cần giảm cân về mức khuyến cáo và chú ý không hút t.huốc l.á hoặc thuốc lào, hạn chế uống rượu bia; tránh các lo âu, căng thẳng, sống tích cực, nghỉ ngơi hợp lý.
Chế độ tập luyện cũng rất quan trọng, người bệnh chú ý tăng cường hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, đồng thời, thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tăng huyết áp
Chế độ dinh dưỡng tốt dành cho người tăng huyết áp là chế độ giúp giảm gánh nặng cho tim, giảm giữ muối, cân bằng kali để kiểm soát huyết áp và giảm sử dụng thuốc, hạn chế tối đa được các biến chứng của tăng huyết áp, ví dụ: suy tim, đột quỵ.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng này phải đảm bảo đủ năng lượng, có tỷ lệ các chất sinh nhiệt, vitamin, muối khoáng hợp lý theo lứa t.uổi; tăng cường rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, cá, thịt gia cầm, sữa ít béo và các sản phẩm từ sữa ít béo; hạn chế chất béo, muối, đồ ngọt, rượu, bia, t.huốc l.á và các chất kích thích; cung cấp từ 1,5 lít – 2 lít nước trong 1 ngày
Chế độ dinh dưỡng và các nguyên tắc dinh dưỡng sẽ được tùy biến phụ thuộc vào lứa t.uổi thể trạng, mức độ hoạt động, các bệnh lý đi kèm khác, ví dụ: đái tháo đường, rối loạn mỡ m.áu, gout….
Những chất nào nên có trong chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp?
Lipid (chất béo)
Người bệnh tăng huyết áp nên giảm lượng chất béo theo tỷ lệ: giảm 1/3 acid béo bão hòa, 2/3 acid béo không bão hòa. Acid béo không bão hòa thường có mặt trong dầu thực vật, dầu oliu, dầu mè, dầu lạc và một số loại hạt đậu nành, macca, óc chó, các loại cá gồm cá hồi, các trích, cá mòi… Acid béo không bão hòa giúp giảm nguy cơ tim mạch khi sử dụng hợp lý, vì vậy chỉ cần giảm ít. Trong khi đó, acid béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật, phủ tạng động vật, các món chiên, rán, nướng; là thủ phạm gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, vì vậy cần giảm nhiều hơn.
Protid (chất đạm)
Người bệnh tăng huyết áp cần lượng đạm trong khẩu phần ăn tương đương với người bình thường, chiếm khoảng 15 – 20% tổng năng lượng khẩu phần ăn trong ngày. Họ nên chọn các loại thịt nạc (thịt trắng), cá nạc, đậu đỗ và hạn chế thịt có nhiều mỡ, thịt đỏ. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm sữa ít béo hoặc sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa tách béo ví dụ: sữa chua, phô mai, để cung cấp thêm vitamin D và canxi cho cơ thể.
Glucid (chất bột đường)
Lượng chất bột đường này sẽ chiếm từ 60 – 70% tổng năng lượng khẩu phần trong ngày. Người bệnh tăng huyết áp nên chọn các glucid phức hợp từ gạo, khoai củ, yến mạch; tránh dùng nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường đơn và hàm lượng đường cao, ví dụ: bánh kẹo ngọt, nước ngọt, mứt, vì có nguy cơ gây rối loạn mỡ m.áu, rối loạn đường huyết….
Muối
Muối trong chế độ ăn có thể tạo ra từ hai nguồn chính: gia vị trong thức ăn và nguồn có sẵn trong thực phẩm. Vì thế, người bệnh cần hạn chế lượng muối có trong gia vị, ít hơn 4g/ngày. Lượng muối này có thể thay thế bằng nước mắm, mì chính, hạt nêm, xì dầu. Người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều muối, ví dụ: dưa muối, cà muối, chân giò muối, xúc xích, mỳ đồ, đồ hộp…
Vitamin và muối khoáng
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tăng huyết áp phải đảm bảo cung cấp đủ vitamin và muối khoáng, kali, bằng cách sử dụng khoảng 400 – 600g rau xanh trong 1 ngày. Các loại rau người bệnh có thể ăn gồm: rau họ cải, rau muống, rau lang, bầu, bí, su su, tăng cường món luộc, hấp, hạn chế các món xào, rán, nướng.
Các loại hoa quả duy trì khoảng 300g – 400g/ngày, gồm: bưởi, cam, chuối, ổi, táo, lê. Người bệnh nên sử dụng quả nguyên múi, nguyên miếng, hạn chế ép nước.
Cùng với một chế độ luyện tập hợp lý
Rèn luyện thể lực qua các hoạt động thể dục thể thao là một phần không thể thiếu trong quá trình thay đổi lối sống, điều trị bệnh tăng huyết áp. Tùy vào từng giai đoạn mà người bệnh có chế độ luyện tập phù hợp nhằm kiểm soát mức huyết áp của bản thân.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC), người bệnh tăng huyết áp nên tập các bài tập, môn thể thao có mức độ trung bình, ví dụ: aerobic, đạp xe, bơi lội (không tập lặn), đi bộ trong hơn 30 phút/lần tập/ngày và nên tập 5 – 7 ngày/tuần.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh nên kiểm tra huyết áp và nhịp tim trước và sau khi tập để điều chỉnh cường độ tập phù hợp.
Theo viettimes