Cơ thể đôi lúc phát ra tín hiệu đau nhức ở 3 vị trí này nhưng đa phần mọi người đều không biết mình có nguy cơ bị ung thư, dẫn đến việc đi khám và điều trị muộn.
Trong 10 loại ung thư phổ biến thường gặp tại Việt Nam, ung thư phổi “được” xếp thứ nhất và là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu.. Ung thư phổi được đ.ánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay, nó cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người mỗi năm. Bệnh xuất phát từ các tế bào bị đột biến trong đường dẫn khí ở các mô phổi. Những tế bào này có tốc độ phát triển tương đối nhanh cho nên hướng điều trị bệnh phụ thuộc nhiều vào đặc tính của tế bào cũng như tốc độ di căn của bệnh.
Theo các chuyên gia, không khó để phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, chỉ cần bạn tinh ý để mắt đến những cơn đau ở 3 vị trí này. Nếu thấy mình có thì phải đi khám ngay lập tức:
1. Đau vai
Các tế bào ung thư phổi không bắt buộc là phải cố định trong phổi, nó có thể lan rộng đi khắp các cơ quan khác trong cơ thể. Khi lan đến vai, dần dần chúng sẽ xâm chiếm các tế bào thần kinh và gây ra đau đớn. Đồng thời, các tế bào ung thư lan đến vai sẽ còn lan rộng hơn nữa theo đường m.áu. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì hậu quả sẽ khôn lường!
Nếu bạn không thể lý giải được cơn đau vai thì ắt hẳn, đó là tín hiệu của ung thư phổi
Bởi vậy khi phát hiện một cơn đau vai bất thường, không thể giải thích được nguyên nhân rõ ràng thì phải đến viện càng sớm càng tốt. Để càng lâu lại càng khó cứu chữa.
2. Đau ngực
Nhiều dữ liệu lâm sàng đã cho thấy trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, cứ 1 trong 4 người sẽ có những cơn đau nhói ở ngực. Cơn đau này được xuất phát từ sự kích thích ở khoang ngực hoặc màng phổi trong quá trình tăng sinh tế bào ung thư.
Bạn phải cẩn trọng hơn nếu ngực đã đau mà còn kèm cả ho ra m.áu, tụt cân trông thấy thì ung thư phổi đang ở giai đoạn nguy hiểm rồi. Tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn kỹ hơn.
3. Đau hông
Hầu hết các nhánh khối u ác tính của ung thư phổi được sản xuất từ đầu phổi, bởi ở đây có nhiều dây thần kinh được phân bố. Khi các tế bào ung thư dần lan rộng và nén đến dây thần kinh ở hông, nó sẽ tạo nên các cơn đau nhói như một phản ứng của cơ thể. Và cơn đau hông này sẽ lên đến đỉnh điểm vào buổi tối, có thể khiến bạn đau nhức đến nỗi không ngủ được.
Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào cho hợp lý và an toàn?
Theo số liệu năm 2012 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là loại ung thư nguy hiểm hàng đầu và có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất. Nó chiếm đến 13% trong các loại ung thư với tỷ lệ t.ử v.ong cao gấp đôi. Tuy nhiên bạn có thể bảo vệ lá phổi khỏe mạnh nếu tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh dưới đây:
– Bỏ hút t.huốc l.á
– Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật
– Tránh xa các loại khí độc
– Hạn chế uống rượu bia
– Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe
– Có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Theo QQ/Helino
Người mẹ ung thư mong con mắc u não được sống
Người phụ nữ 35 t.uổi một mình chịu đựng bất hạnh cùng cực khi mẹ già, con trai và bản thân mắc ung thư.
Chị Hoàng Thị Hiền, 35 t.uổi, ở khu 12, xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, có cuộc sống vất vả từ bé. Năm 2003, ở t.uổi 19, chị lập gia đình rồi làm thuê làm mướn, chạy chợ khắp nơi từ 1-2h sáng.
Năm 2007, chị sinh con thứ hai là cháu Dương Thành Long. Khi sinh ra, cháu rất khoẻ mạnh. Cứ ngỡ cuộc sống khốn khó sẽ có chồng ở bên chung sức, kề vai để chăm lo cho 2 con, bất ngờ đến năm 2012, vợ chồng chị ly dị. Đôi tay chai sần vốn đã vất vả nay không nề hà bất cứ việc gì để lo cho con, cho mẹ già.
Đến tháng 7/2017, khi cháu Long được 5 t.uổi, chị Hiền thấy con trai cứ ngày càng gầy, xanh xao, ăn vào là nôn hết. Chị vay mượn t.iền cho con xuống Hà Nội kiểm tra. Khi đến Bệnh viện K, bác sĩ chẩn đoán cháu có khối u ở não.
Chị Hiền cùng con trai Dương Thành Long đều đang là bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh viện K. Ảnh: VietNamNet.
“Tôi cứ niệm phật đừng là u ác nhưng một tuần sau, bác sĩ gọi vào thông báo kết quả sinh thiết rằng cháu bị u não ác tính, đã ở giai đoạn 2. Lúc đó tôi không tin vào tai mình, nghĩ rằng có lẽ bác sĩ đã nhầm”, chị Hiền nhớ lại. Sau đó, cháu Long được chuyển vào khoa Nhi, Bệnh viện K điều trị.
Con trai phát hiện ung thư chưa bao lâu, tháng 4/2018, chị Hiền tiếp tục nhận tin sét đ.ánh khi mẹ bị chẩn đoán mắc ung thư phổi. Do phát hiện ở giai đoạn muộn, bác sĩ không thể can thiệp được gì. Hơn một tháng nay, bà phải chuyển sang dùng morphine để giảm đau, hiện sức khoẻ rất yếu.
Cứ ngỡ chị đã là cùng cực của số phận, nhưng chưa dừng lại, đến cuối 2018, thỉnh thoảng, chị Hiền thấy tức dưới bụng, ban đầu nghĩ là bị dạ dày nên cố chịu đựng.
Sau này, đau quá, chị đi khám, bác sĩ kết luận bị ung thư dạ dày ác tính, phải phẫu thuật cắt bỏ 3/4 dạ dày, kết hợp truyền hoá chất, hiện đã bước sang đợt thứ 8.
Hai mẹ con chị Hiền cùng nằm viện nhưng không thể chăm nhau. Hết đợt truyền hoá chất về nhà, chị lại gắng sức chăm mẹ, chăm con.
“Con thì như thế, mẹ nằm kia, bao nhiêu cái trong lòng tôi không dám nói ra. Tôi giấu hết vì cháu còn nhỏ quá. Nhiều lúc, tôi nghĩ mình c.hết đi để cho con được sống”, chị Hiền không cầm được nước mắt.
Do không thể đi làm, không có thu nhập, để có t.iền chữa trị cho cả nhà, chị phải vay mượn khắp nơi, số t.iền lên tới vài trăm triệu đồng, chưa biết khi nào trả được.
Theo Zing