Dù được bệnh viện tuyến dưới chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương sườn, tuy nhiên, khi vào thăm khám, điều trị tại Bệnh viện CT-CH Nghệ An thì đơn vị này lại không phát hiện ra. Phía bệnh viện còn sử dụng kết quả chụp XQ của đơn vị khác làm lại bệnh án.
Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Nghệ An, nơi bà Liên điều trị.
Không phát hiện ra bị gãy xương sườn?
Mới đây, ông Hoàng Xuân Thành (SN 1970, trú ở xã Thanh Long, huyện Thanh Chương, Nghệ An) phản ánh tới các cơ quan báo chí về trường hợp vợ ông là bà Trần Thị Liên (SN 1972) được Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (CT-CH) Nghệ An thăm khám, điều trị nhưng không phát hiện ra việc vợ ông bị gãy 3 xương sườn sau khi bị người khác đ.ánh gây thương tích.
Theo bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngày 30/9/2019 của bệnh viện CT-CH Nghệ An cho thấy, bà Trần Thị Liên (SN 1972) điều trị tại khoa phẩu thuật Thần kinh, Cột sống vào viện ngày 16/9/2019, ra viện ngày 27/9/2019.
Bệnh nhân Trần Thị Liên bị đ.ánh gãy 3 xương sườn, điều trị tại bệnh viện.
Cụ thể: Quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng cho thấy: bệnh nhân khai bị người khác đ.ánh gây đau hạn chế vận động vai phải đau tức ngực khó thở được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thanh Chương cấp cứu được chẩn đoán trật khớp vai phải, gãy xương sườn 6,7 bên trái nay chuyển Bệnh viện CT-CH Nghệ An điều trị. Điều rất đáng chú ý, tóm tắt kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: XQ: Không thấy hình ảnh tổn thương xương.
Ông Hoàng Xuân Thành bức xúc: Khi cầm tóm tắt bệnh án mà bệnh viện CT-CH đưa, tôi rất bức xúc vì lúc mới vào viện bác sỹ đã yêu cầu mua áo nẹp ngực để ổn định xương trong suốt quá trình điều trị. Kết quả này cũng trái ngược với kết quả chụp XQ của Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh Chương.
Mặc dù đã được cho về nhà, tuy nhiên vợ ông vẫn tiếp tục đau phần xương sườn, trật khớp vai. Nghi ngờ có sự khuất tất trong kết quả điều trị của Bệnh viện CT-CH, ông Thành đã đưa vợ xuống Bệnh viện Đa khoa Cửa Đông để kiểm tra lại.
Điều đáng nói, kết quả tại phiếu chụp XQ ngày 7/10/2019 đối với bà Trần Thị Liên (47 t.uổi), trú tại xã Thanh Long huyện Thanh Chương đã cho thấy bị gãy xương sườn 6,7,8 tương ứng đường nách trước.
Kết quả chụp X Quang của BV Đa khoa Cửa Đông cho thấy bà Trần Thị Liên bị gãy xương sườn 6,7,8.
Ngay sau đó, ông Thành đã cầm hồ sơ, kết quả chụp XQ này sang bệnh viện CT-CH để làm rõ về sự sai lệch kết quả giữa hai bệnh viện.
Theo ông Thành, khi ông đưa phim XQ của bệnh viện đa khoa Cửa Đông cho Bác sỹ Phan Sỹ Minh (bác sĩ chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện CT-CH Nghệ An) để thắc mắc thì bác sỹ này đã làm lại hồ sơ bệnh án, mà không yêu cầu chụp lại cho bệnh nhân.
Tại bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngày 7/10/2019 của bệnh viện CT-CH Nghệ An nêu rõ: Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: XQ: Hình ảnh gãy xương sườn 7,8 đường nách trước.
Sau khi ông Thành làm đơn đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Chương giám định thương tật cho vợ tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thì kết quả chụp XQ: bà Trần Thị Liên bị gãy 3 xương sườn 6,7,8 phía bên trái.
Ông Thành bức xúc: Bệnh viện tuyến dưới khẳng định có gãy xương sườn; các bệnh viện đa khoa Cửa Đông và Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cũng kết luận gãy 3 xương sườn nhưng bệnh viện CT-CH Nghệ An lại kết luận “không thấy hình ảnh tổn thương xương”.
“Khi tôi đưa kết quả chụp XQ nơi khác đến thì bệnh viện CT-CH sửa hồ sơ bệnh án. Phải chăng đây là sự tắc trách, có ý làm sai lệch hồ sơ bệnh án của vợ tôi với mục đích khác”, ông Thành băn khoăn nói.
Sau 1 tuần, phía Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Nghệ An có kết quả tóm tắt bệnh án khác nhau.
Dùng kết quả của bệnh viện khác để làm lại hồ sơ bệnh án
Xác nhận về vấn đề này, ông Phan Sỹ Minh (Bác sĩ Khoa Cận lâm sàng, Bệnh viện CT-CH Nghệ An) thừa nhận: Trong phiếu chỉ định chụp XQ cho bệnh nhân cũng chẩn đoán gãy xương sườn 6,7. Chúng tôi cũng căn cứ vào đó để chụp nhưng cả kỹ thuật viên chụp XQ và bác sĩ đọc phim tìm không ra chỗ xương bị gãy.
“Có thể tùy tư thế của bệnh nhân nằm, sau đó bệnh nhân đến chụp lại thì trong quá trình bệnh nhân sẽ vận động, thì chỗ gãy đó sẽ tiếp tục phát hiện ra chứ không vấn đề gì cả”, ông Minh lý giải.
Chúng tôi đặt câu hỏi: Tuyến huyện đã có giấy giới thiệu, tóm tắt bệnh án bệnh nhân bị gãy xương sườn, bệnh viện CT-CH chụp XQ nhưng không phát hiện ra gãy xương mà vẫn để vậy điều trị rồi cho xuất viện? thì ông Minh nói tiếp: Khi đó tôi đọc phim kết luận không bị gãy xương sườn thì dưới khoa điều trị phải nói bất cập này và cho kiểm tra lại. Nguyên tắc là thế nhưng dưới khoa điều trị lại không thực hiện.
“Việc này là do sự phối hợp giữa kỹ thuật viên chụp XQ, bác sỹ đọc phim và khoa điều trị thực hiện chưa tốt”, Bác sỹ Minh thừa nhận.
Khi chất vấn ông Minh về việc chụp XQ không phát hiện ra bệnh nhân gãy xương là do năng lực hay do máy móc? Ông Minh trả lời rằng: có thể do tư thế bệnh nhân khi chụp, kỹ thuật chụp nhưng chỉ là hữu hạn.
Bác sĩ Phan Sỹ Minh thừa nhận sự phối hợp giữa kỹ thuật viên chụp XQ, bác sỹ đọc phim và khoa điều trị thực hiện chưa tốt.
Điều rất đáng quan tâm, bệnh viện CT-CH đã sử dụng kết quả của một Bệnh viện khác để xác lập hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân. Ông Minh xác nhận: “Khi người nhà đưa kết quả chụp XQ của bệnh viện đa khoa Cửa Đông đến, tôi đã tham khảo phim XQ đó và phim đã chụp của chúng tôi để lập lại hồ sơ bệnh án. Lẽ ra tôi phải chụp XQ lại cho bệnh nhân, đó là sai lầm của tôi. Tôi là người cao nhất ở đây và tôi sẽ chịu trách nhiệm”.
Ông Minh cũng phân trần lý do không chụp lại XQ cho bệnh nhân rồi mới xác lập hồ sơ bệnh án là do bệnh nhân không đến, người nhà chỉ mang kết quả XQ đến. Ngoài ra, thời điểm đó là buổi chiều, bệnh nhân rất đông.
Về việc sử dụng kết quả chụp XQ của bệnh viện khác để xác lập hồ sơ bệnh án, ông Minh nói thêm: Thực ra đó là vận dụng vì phim người ta đẹp, rõ nên vận dụng. Theo luật khám chữa bệnh thì cũng chưa đúng lắm, đó là mình vận dụng thôi.
Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi: Nếu bệnh viện đa khoa Cửa Đông cho kết quả chụp XQ sai, thì sao? ông Minh đã trả lời rất vòng vo.
Trao đổi với PV Infonet về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam – Giám đốc Bệnh viện CT-CH Nghệ An khẳng định: “Về mặt quy trình thì chúng tôi sẽ họp lại, sẽ xem có vấn đề gì cần rút kinh nghiệm hay như thế nào đó. Nếu quy trình chưa đúng thì chúng tôi sẽ chấn chỉnh ngay”.
Theo infonet
Ca phẫu thuật đặc biệt 1 lúc mổ 5 vị trí gãy xương cứu sống ngoạn mục bệnh nhân do tai nạn giao thông
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân M, các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu xử lý gãy hở cổ chân bên phải, đứt bán phần gân bánh chè bên phải.
Vào lúc 22h ngày 11/7, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp bệnh nhân T.T.M, 41 t.uổi, ở Hà Nội trong trường hợp đa chấn thương do tai nạn giao thông. Vào viện bệnh nhân bị đụng dập nhu mô thùy giữa phổi phải; gãy cung trước xương sườn 3,4,5,6,7,8,9 bên trái; gãy cung trước xương sườn 4,5,6,7 bên phải; chấn thương gan trái độ II; chấn thương gãy xương chậu; vỡ – trật ổ cối phải, vỡ – trật ổ cối trái; gãy xương đùi 2 tầng 3 đoạn; gãy cẳng chân phải; gãy cẳng tay phải.
Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân M, các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu xử lý gãy hở cổ chân bên phải, đứt bán phần gân bánh chè bên phải.
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Khánh – Trưởng khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao, Phó viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, sau 10 ngày hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân T.T.M dần ổn định, tình trạng ngực, bụng ổn định, chức năng gan thận trở về gần bình thường, các xét nghiệm trở về bình thường, bệnh nhân tỉnh táo.
Đến ngày 22/7, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật chấn thương chi trên và Y học thể thao, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành mổ cùng một lúc 5 vị trí: Gãy – trật ổ cối phải, gãy xương đùi 2 tầng 3 đoạn, gãy cẳng chân phải, gãy cẳng tay phải. Sau 2 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công.
PGS. Khánh cho biết: “Đây là 1 trong những ca phẫu thuật đặc biệt, kết hợp mổ 5 vị trí gãy xương cùng 1 lúc. Ca phẫu thuật này đòi hỏi nhiều yếu tố như: Gây mê hồi sức phải đảm bảo vì khi mổ sẽ kích thích hoặc làm nặng thêm tình trạng ngực, bụng; hơn nữa cùng 1 lúc mổ nhiều chỗ, nguy cơ n.hiễm t.rùng cao hơn, nguy cơ mất m.áu cao hơn.
Trang thiết bị đòi hỏi phải đầy đủ, khi cùng 1 lúc mổ nhiều chỗ, xương chậu vừa phải nắn trật khớp háng, vừa phải làm nẹp vít, đóng đinh xương đùi, nẹp vít cẳng chân, nẹp vít cẳng tay, trong và sau mổ phải đảm bảo hồi sức tốt, có đủ m.áu, dịch truyền và đạm cho người bệnh, đảm bảo hồi phục sớm cho bệnh nhân. Và hơn hết ca phẫu thuật đòi hỏi tay nghề cao của phẫu thuật viên và ê kíp mổ”.
Theo Helino