Chữa bệnh qua facebook – coi chừng mang họa!

Con ốm, con đau, thay vì đến bệnh viện khám bệnh, tìm ra nguyên nhân thì không ít ông bố, bà mẹ trẻ ở Hà Tĩnh đã dùng facebook đăng tải thông tin xin lời khuyên từ những “ bác sỹ online”.

chua benh qua facebook coi chung mang hoa d141c2

Khi con bị ốm, nhiều người mẹ trẻ “vái tứ phương” trên Facebook

Con gái hơn 1 t.uổi bị tiêu chảy dài ngày, sau khi dùng các phương pháp dân gian không được, chị P.Y (Hương Khê) lên mạng đăng tải thông tin xin ý kiến các bà mẹ cách chữa bệnh cho con.

Để có nhiều thông tin hơn, chị Y. còn gửi thông tin vào các hội nhóm mẹ bỉm sữa trên toàn quốc để hỏi. Người thì bảo nên uống nước điện giải, người lại hướng dẫn cách vò ngọn ổi, nấu cháo cà rốt cho con ăn… Có người còn nhiệt tình hơn, chụp từng loại thuốc đứa con 4 t.uổi của họ đã từng dùng để chị Y. dễ tìm mua.

Chữa bệnh cho con từ cách của facebook, nhận thấy cô con gái không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng mệt lả đi, chị Y. vội đưa con đến bệnh viện để bác sỹ thăm khám. Chị Y. tâm sự: “Đưa con đến viện, tôi bị bác sỹ mắng té tát vì cả gan chữa bệnh cho con bằng kinh nghiệm của người khác, khiến bệnh của con nặng thêm. Cũng may sau đó khi được chữa trị đúng thầy, đúng thuốc, con tôi đã mạnh khỏe trở lại. Nếu không chắc tôi ân hận cả đời”.

Cũng như chị Y., khi con nổi mụn nhọt quanh người, anh L.Đ.H (TP Hà Tĩnh) đã vội vàng chụp ảnh vết nhọt đăng trang cá nhân facebook để nhờ “bác sỹ online” nhận định xem con bị gì. Chỉ sau gần 1 tiếng đăng tải nội dung, anh H. bất đắc dĩ nhận về vô số bệnh của con như: Côn trùng cắn, zona thần kinh, dời leo… cùng với những cách chữa bệnh theo phương pháp của từng “bác sỹ”. Cuối cùng, rối bời vì quá nhiều thông tin, bài thuốc mà không thấy bài nào có hiệu quả, anh H. mới chịu đưa con đến bác sỹ chuyên khoa da liễu khám bệnh.

chua benh qua facebook coi chung mang hoa 1ed0a7

Thay vì chữa bệnh qua “bác sỹ facebook”, các bậc phụ huynh hãy sáng suốt đưa con đến các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh uy tín. (Ảnh minh họa)

Có thể thấy, đó không chỉ là chuyện của riêng chị Y., anh H. mà là những câu chuyện chúng ta dễ bắt gặp khi lướt facebook. Trong lúc lo lắng cho con, nhiều bố mẹ trẻ đã “vái tứ phương”. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc khám, chữa bệnh cho con bằng “bác sỹ online” hay kinh nghiệm của người khác, thậm chí là những người lạ qua mạng xã hội.

Những người bạn facebook, “bác sỹ online” rất nhiệt tình, nóng lòng mong muốn con bạn sớm mạnh khỏe nên ngay khi biết phương pháp gì chữa bệnh sẽ nhanh tay góp ý giúp chúng ta.

Tuy nhiên, mỗi đ.ứa t.rẻ có một thể trạng khác nhau, diễn biến bệnh cũng khác nhau, vì vậy, tùy vào từng trẻ sẽ có những phác đồ điều trị riêng, không bé nào giống bé nào. Bởi vậy, thay vì chữa bệnh qua “bác sỹ facebook”, các bậc phụ huynh hãy sáng suốt đưa con đến các bệnh viện, trung tâm khám chữa bệnh uy tín. Khi bệnh càng phát hiện sớm hiệu quả chữa trị sẽ càng cao.

Theo baohatinh

Thực phẩm kỵ nhau ‘tơi bời’, biết mà tránh ăn cùng kẻo sinh đủ bệnh

Một số loại thực phẩm khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc hoặc bị khử những thành phần vi lượng có trong các thực phẩm thành loại thực phẩm không còn giá trị dinh dưỡng, thậm chí gây ngộ độc, t.ử v.ong.

thuc pham ky nhau toi boi biet ma tranh an cung keo sinh du benh 1b8b66

Ảnh minh họa: Internet

Một số loại thực phẩm khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc hoặc bị khử những thành phần vi lượng có trong các thực phẩm thành loại thực phẩm không còn giá trị dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể nữa như: Vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt…

Mặt khác, trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm có thành phần chất kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe, gây ngộ độc…

Không nên nấu chung gan động vật với cà rốt, rau cần

thuc pham ky nhau toi boi biet ma tranh an cung keo sinh du benh 038318

Ảnh minh họa: Internet

Trong gan động vật có chứa rất nhiều các nguyên tố kim loại như sắt, đồng… Còn trong cà rốt, rau cần lại có lượng lớn vitamin C. Khi nấu chung với nhau các ion kim loại dễ khiến vitamin C bị oxy hóa ảnh hưởng tới dinh dưỡng của 2 loại thực phẩm. Không chỉ vậy, cà rốt và rau cần còn chứa cellulose và axit oxalic. Hai chất này khi kết hợp với các nguyên tố kim loại sẽ sản sinh ra hợp chất mới ngăn không cho cơ thể hấp thụ sắt. Điều này dẫn tới việc cơ thể thiếu sắt, lâu dần là thiếu m.áu.

Hạn chế gan lợn xào với giá đỗ

thuc pham ky nhau toi boi biet ma tranh an cung keo sinh du benh 1513b7

Ảnh minh họa: Internet

Các nhà khoa học cho biết, cứ 100g gan lợn là sẽ có tới 2,5mg đồng. Khi xào lẫn gan lợn với giá đỗ sẽ khiến vitamin C trong giá đỗ bị oxy hóa. Kết quả là khi ăn giá đỗ chỉ còn mỗi cái xác chứ chả có tí chất dinh dưỡng nào cả. Ngoài ra, trong quá trình oxy hóa cũng có thể sản sinh những hợp chất gây ngộ độc.

Không ăn thịt chó, thịt dê kết hợp uống nước chè

Nguyên nhân bởi thịt chó tính cam ôn nhiệt, có nhiều protein trong khi nước chè có tính chát. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ sinh táo bón, phân khô, khiến cho ruột chậm nhu động nên rất có hại, thậm chí còn gây ung thư. Để đảm bảo sức khỏe, khi ăn thịt chó, cũng không nên ăn thêm thịt dê. Bởi thịt chó có tính cam ôn, thịt dê đại nhiệt, hai loại thịt gặp nhau sẽ thành tích nhiệt, sinh tả lỵ.

Ăn trái cây ngay sau bữa ăn

Mặc dù trái cây rất tốt cho cơ thể và đóng vai trò không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày nhưng nếu ăn chúng ngay sau bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng bị đầy bụng hoặc nặng hơn là đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…

Trái cây vốn chứa nhiều vitamin, là thực phẩm tiêu hóa nhanh nhưng nếu dùng ngay sau bữa ăn, nó sẽ chịu ảnh hưởng của tinh bột, protein và khiến chúng bị ứ đọng lại trong dạ dày. Lúc này, đường trong hoa quả sẽ tạo phản ứng lên men ở dạ dày và khiến bạn gặp các vấn đề về đường tiêu hóa.

Đặc biệt, nếu ăn thực phẩm giàu canxi như tôm, cua… thì càng nên hạn chế tiêu thụ cùng hoa quả giàu vitamin C vì khi kết hợp cùng nhau, chúng khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn có thể ngộ độc.

thuc pham ky nhau toi boi biet ma tranh an cung keo sinh du benh cdf94a

Ảnh minh họa: Internet

Trà đen và sữa

“Trà đen giàu chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm- nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý mạn tính cho cơ thể, bao gồm tim mạch và tiểu đường”, chuyên gia Alissa Rumsey, phát ngôn viên của Viện dinh dưỡng và chế độ ăn Hoa Kỳ cho biết.

Tuy nhiên, uống sữa sau khi uống trà có thể làm tiêu tan hết những lợi ích sức khỏe đó. Cho dù bạn chỉ uống một ngụm sữa nhỏ, “protein trong sữa sẽ gắn kết với chất chống oxy hóa trong trà, ngăn cản chúng được cơ thể hấp thụ”, Rumsey giải thích.

Tiếp đó, sữa uống chung với trà cũng khiến bạn không nhận được lợi ích từ canxi. “Caffeine trong trà có thể làm giảm sự hấp thụ canxi”, Rachel Meltzer Warren, chuyên gia dinh dưỡng đến từ New York cho biết. “Nếu bạn thực sự muốn thêm một thứ gì đó có ích vào trà, hãy vắt một chút nước chanh. Nó sẽ làm tăng lượng chất chống oxy hóa mà cơ thể bạn có thể hấp thụ”.

Bánh mỳ trắng và nước ngọt

“Carbohydrate đơn là thứ làm tăng lượng đường trong m.áu một cách kinh khủng nhất”, Liz Weinandy, chuyên gia dinh dưỡng và chế độ ăn tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Ohio cảnh báo. Vì vậy, ăn kết hợp một lúc từ 2 đến 4 thực phẩm sau sẽ là một công thức thảm họa: bánh mỳ trắng, mứt, nước ngọt và khoai tây chiên.

“Mức đường trong m.áu của bạn sẽ tăng lên nhanh chóng. Và cơ thể bạn sẽ phải làm việc rất vất vả để có thể hạ nó xuống, nhờ vào việc giải phóng insulin từ tuyến tụy”, Wainandy nói. Một khi đường trong m.áu giảm xuống, mức năng lượng và tâm trạng của bạn sẽ chạm đáy. Bạn sẽ nhanh chóng thấy mệt mỏi và có thể khó chịu, cáu bẳn với bất cứ ai, bất kì thứ gì.

Hải sản và nhân sâm không kết hợp lẫn nhau

thuc pham ky nhau toi boi biet ma tranh an cung keo sinh du benh 97132d

Ảnh minh họa: Internet

Khi uống nhân sâm, nên kiêng ăn tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Dù là sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng loại dược liệu này, không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.

Sữa và tinh bột

Khi uống sữa cùng những thực phẩm chứa nhiều tinh bột sẽ gây tình trạng đầy hơi vì sẽ cần nhiều thời gian hơn cho quá trình tiêu hóa.

Một số chế phẩm từ tinh bột còn chứa axit phytic khi kết hợp với canxi và magie trong sữa sẽ tạo thành chất chất không hòa tan, khiến cơ thể không hấp thụ được. Tốt nhất hãy uống sữa trước hoặc sau bữa ăn khoảng 1h bạn nhé.

Đậu, đỗ và pho mát

Mặc dù sự kết hợp giữa pho mát và các loại đậu/ đỗ có thể tạo những món ăn ngon tuyệt nhưng trên thực tế chúng lại không nên ăn cùng nhau bởi nó gây chứng đầy hơi khá lâu. Ngoài ra, pho mát cũng không hợp với cua, lươn, rau dền… vì chúng đều là thực phẩm giàu đạm, ăn cùng nhau sẽ dư thừa năng lượng khiến bạn bị khó tiêu.

Không uống sữa bò kết hợp nước hoa quả chua (cam, quýt)

Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.

Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ t.ử v.ong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *