Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 sai lầm chăm con của mẹ Việt

Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với sức khỏe con người. Với trẻ nhỏ từ khẩu phần, cách chế biến và cho bé ăn như thế nào rất quan trọng.

chuyen gia dinh duong chi ra 5 sai lam cham con cua me viet 48ee2d

Đối với t.rẻ e.m, ăn uống không chỉ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và sức khỏe mà còn gián tiếp tác động đến khả năng tiếp thu và thành tích học tập của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần biết những sai lầm khi cho con ăn để tránh những bệnh tật đáng tiếc xảy ra đối với trẻ.

Theo PGS Lê Thị Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia qua khám và tư vấn dinh dưỡng, bà Mai cho rằng sai lầm mà các bậc phụ huynh hay mắc phải khi có con cái ăn đó là chỉ nghĩ làm sao con ăn được nhiều mà chưa chú ý đến khẩu phần ăn, cách cho ăn, chế biến như thế nào. Điều này dẫn tới việc trẻ biếng ăn.

Đặc biệt là khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng dinh dưỡng cho bé rất nan giải. Phụ huynh cần hiểu con mình cần gì, nhu cầu thay đổi theo giới, theo t.uổi, theo từng bé.

Sai lầm thứ nhất, PGS Mai cho rằng các bậc phụ huynh cần hiểu rằng các thực phẩm nào sẽ đem lại chất dinh dưỡng cần cho bé ví dụ như, chất béo lấy ở đâu, vitamin ở thực phẩm nào. Ngoài ra, phụ huynh cần biết cách chế biến thực phẩm đó, biến thực phẩm thành món ăn khiến bé thích thú, để đưa món ăn cho bé thích thú sẽ tổng hợp được dinh dưỡng là rất quna trọng.

Ví dụ như em bé dưới 6 tháng t.uổi, nhu cầu chất đạm thì phải là 100% đạm động vật, có nghĩa bát bột thì đã có bột đường, nhiều bà mẹ tập cho trẻ ăn rau ở t.uổi này thì không nên. Vì đúng độ t.uổi của bé, cho ăn đúng nhu cầu sẽ đáp ứng cho bé( ở t.uổi này bé cần ăn hoàn toàn cần ăn chất đạm động vật, trong khi có mẹ tập cho bé ăn rau).

Sai lầm thứ 2, nhiều bà mẹ mắc phải là cho bé rất ít chất béo, tất cả các bé sinh ra, dù cân nặng bao nhiêu nhưng trong 3 tháng đầu đời sẽ tăng trưởng rất tốt. Vì trong 3 tháng đầu đời của bé, mẹ thường được nghỉ ngơi, sữa mẹ đầy đủ sẽ cung cấp cho bé rất tốt. Nhưng sau 3 tháng thì rất nhiều bé thiếu vitamin D, không ngủ được, có những bé thiếu sắt (trong những hạn chế của sữa mẹ là thiếu sắt).

Vì vậy, nếu bé bú mẹ hoàn toàn vẫn phải bổ sung sắt, khi thiếu sắt thì bé không thể phát triển được, không cung cấp cho mọi cơ quan.. Điều này cho thấy sự khác biệt của việc nuôi dưỡng từ 3 tháng.

Sai lầm thứ 3, cách chế biến sai. Thông thường, PGS mai cho biết trẻ đến 6 tháng sự khác biệt được thể hiện rõ, từ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc hoàn toàn để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Nếu mẹ không hiểu nhu cầu của bé thì có sự khác biệt giữa các bé giữa mẹ có kiến thức nuôi con và mẹ không có kiến thức. Theo thống kê khi bé ăn hoàn toàn bằng sữa lỏng có đến 40% năng lượng từ chất béo vì trong sữa có hơn nửa là chất béo. Trong khi chuyển sang ăn đặc thì cha mẹ chỉ quan tâm đến tinh bột, rau, chất đạm mà ít quan tâm cho chất béo vào. Vì vậy không đủ chất béo, dẫn đến không đủ năng lượng ở mỗi bát bột, bát cháo… từ đó không đủ năng lượng để giúp bé phát triển… và dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng.

Sai lầm thứ tư, cha mẹ thường mong muốn bát bột phải đầy, nhưng ít nghĩ đến cho bé ăn nhiều bữa. và thường không chia nhỏ nhiều bữa ăn mà thường ép cho bé ăn nhiều, có mẹ ngay từ khi tập cho bé ăn thêm đã ép bé ăn ngay 2 bữa như thế là quá nhiều vì ở giai đoạn từ 6-7 tháng chỉ cần cho bé ăn 1 bữa bột thôi.

Và từ 7- 8 tháng t.uổi mới cần 2 bữa bột. Trẻ từ 9 tháng trở lên mới cần ăn 3 bữa bột trong một ngày. Và tất cả các sự chuyển tiếp đó phải từ từ, phù hợp với nhu cầu của trẻ… thì mới giúp bé hấp thu tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Sai lầm thứ năm, mẹ ép con ăn. PGS Mai cho biết hầu hết cha mẹ đều thích ép con ăn nhiều, Cha mẹ chưa đ.ánh giá nhu cầu của em bé, nên bố mẹ ép bé ăn. Khi đó phản ứng đầu tiên của bé là chống đối ăn trước khi ăn. Và lâu dần dẫn đến chán ăn, mỗi khi chuẩn bị đến bữa ăn, nghe tiếng bát, thìa là bé đã có phản ứng, ức chế… khi đó bữa ăn không phải là niềm vui mà là cực hình. Khi đó thức ăn ở ống tiêu hóa, tiết dịch ở ống tiêu hóa không thể tốt được vì thế ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn, hấp thu thức ăn và ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng cho bé.

Theo infonet

Trẻ mắc viêm gan vi rút cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Hạn chế chất béo, nhất là chất béo bão hòa, hạn chế cholesterol… là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng đối với trẻ mắc viêm gan vi rút.

tre mac viem gan vi rut can che do dinh duong nhu the nao 3bdf95

(Ảnh minh họa).

Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao trên thế giới. Ước tính năm 2015, Việt Nam có khoảng 7,8 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B, khoảng một triệu người nhiễm HCV. Tỷ lệ lưu hành HBsAg giảm đi theo thời gian do việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trong khi đó, tỷ lệ hiện nhiễm vi rút viêm gan C trong quần thể chung ở phía Bắc là 0,38- 1,7% và ở phía Nam là 1,0- 4,3%. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C cao trên nhóm người nghiện chích m.a t.úy khoảng 50- 70%.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, kết quả ước tính gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút B, C, đến năm 2030, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B, C giảm, nhưng số t.ử v.ong liên quan đến ung thư gan và xơ gan sẽ tăng lên.

Theo ông Phạm Nhật An, Thư ký Hội Dinh dưỡng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khi nhiễm vi rút viêm gan B, C có thể diễn biến viêm gan vi rút cấp tính hoặc tiến triển thành mạn tính. Ở trẻ bị nhiễm vi rút viêm gan B sinh ra từ mẹ không có biểu hiện lâm sàng, nhưng khoảng 90% trong số trẻ sinh ra từ mẹ có HBsAg và HBeAg dương tính sẽ trở thành viêm gan vi rút B mạn tính.

BS Đinh Thị Kim Liên, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, suy dinh dưỡng thường xảy ra với bệnh gan tiến triển và đã được tìm thấy có tác động tiêu cực đáng kể đến tỷ lệ mắc bệnh và t.ử v.ong ở những bệnh nhân có viêm gan siêu vi rút.

Vì thế, bệnh nhân viêm gan vi rút cần cung cấp đủ năng lượng, duy trì đường huyết ổn định. Người bệnh mắc viêm gan vi rút cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trong đó chú ý các thành phần protid, lipid trong khẩu phần. Các chế độ nghèo protein sẽ dễ đến thoái hóa mỡ ở gan. Người bệnh cũng không được bỏ qua các thành phần nước, vitamin, muối khoáng và chất xơ trong khẩu phần.

“Trẻ mắc viêm gan vi rút cần hạn chế chất béo, nhất là chất béo bão hòa, hạn chế cholesterol bởi nếu cholesterol cao có liên quan đến sự tiến triển của viêm gan vi rút. Trẻ nên sử dụng chất béo không bão hòa có trong các loại hạt, dầu ô liu, dầu cá; hạn chế chất béo bão hòa có trong thức ăn nhanh, bánh quy…”, BS Liên nói.

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc viêm gan vi rút không nên sử dụng các sản phẩm có gluten cao vì việc không tiêu hóa và xử lý gluten đúng cách sẽ tạo ra tình trạng viêm mạn tính dẫn đến tổn thương ruột, cho phép độc tố và các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào m.áu, gây ra tình trạng quá tải độc hại mạn tính cho gan. Kết quả lâu dài của tình trạng này là việc mắc gan nhiễm mỡ.

BS Liên cũng khuyến cáo, người mắc viêm gan vi rút nên hạn chế thực phẩm giàu sắt vì thực phẩm này đẩy nhanh quá trình sẹo gan, đặc biệt khi dùng với liều lượng lớn. Tiến triển viêm gan C là kết quả của sự hấp thu sắt ở gan nhanh, chế độ ăn ít sắt giảm nguy cơ gây ung thư gan.

“Trẻ em bị mắc viêm gan siêu vi rút cần phải ăn chế độ cân bằng, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ. Bởi cân nặng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ bị viêm gan siêu vi rút. Trẻ thừa cân hoặc béo phì, mỡ tích tụ trong gan gây viêm gan nhiễm mỡ, có thể góp phần xơ hóa gan và tiến triển bệnh nhanh hơn”, BS Liên nói.

Mục tiêu điều trị viêm gan vi rút B, C là phòng ngừa xơ gan, bệnh gan giai đoạn cuối, ung thư gan, t.ử v.ong do bệnh gan và dự phòng lây truyền ra cộng đồng. Điều trị viêm gan vi rút B là điều trị lâu dài để ức chế lâu dài sao chép của vi rút viêm gan B, còn điều trị viêm gan vi rút C là loại bỏ vi rút ra khỏi cơ thể và có thể khỏi bệnh hoàn toàn với các thuốc mới hiện nay. Tuy nhiên, người bệnh nhiễm vi rút viêm gan B, C có thể lây truyền cho người khác và người đã nhiễm viêm gan C vẫn có thể bị tái nhiễm viêm gan C, sau khi đã được điều trị khỏi. Do vậy người nhiễm vi rút viêm gan B, C cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho cộng đồng.

THIÊN LAM

Theo Nhân dân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *