Chia sẻ của một bác sĩ Singapore về những điều ít người biết tới trong quá trình điều trị cho bệnh nhân dương tính với HIV khiến nhiều người xúc động.
Bác sĩ Julian Hong là một bác sĩ nội trú tại Phòng khám Dr. Tan và Partners. Ông có bốn năm kinh nghiệm làm việc với bệnh nhân HIV/Aids. Phòng khám Dr. Tan và Partners ( DTAP Clinic Group) là một trong những thành viên ủng hộ sáng kiến chấm dứt HIV ở Singapore vào năm 2030.
Để làm được việc này, bác sĩ Julian Hong luôn muốn mọi người có cái nhìn chính xác và sâu sắc về nguy cơ lây nhiễm HIV, những đối tượng có nguy cơ cao và cả những trường hợp vô tình mắc bệnh. Dưới đây là một trong những chia sẻ của bác sĩ Julian Hong về bệnh nhân HIV mà ông đã tiếp xúc khiến ai đọc qua cũng không khỏi xúc động.
Bác sĩ Julian Hong là một bác sĩ nội trú tại Phòng khám Dr. Tan và Partners.
4 nhóm người “tiềm ẩn” có khả năng mắc và lây truyền HIV cao nhất
Một báo cáo y tế được công bố vào tháng 6 năm 2019 bởi Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock (SSHSPH) đã xác định 4 nhóm người “tiềm ẩn” có khả năng mắc và lây truyền HIV cao nhất. Họ là: (1) Những người đàn ông có quan hệ t.ình d.ục đồng giới; (2) Khách hàng nam của gái mại dâm; (3) Phụ nữ b.án d.âm và (4) Người sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
Số ca nhiễm HIV mới hàng năm vẫn ở mức khoảng 450 kể từ năm 2005. 93% trong số 313 trường hợp nhiễm HIV mới trong năm 2018 là nam giới và ít nhất 6/10 người trong số đó thuộc độ t.uổi 20-49. Điều này có nghĩa là 95% các ca lây nhiễm mới xảy ra thông qua quan hệ t.ình d.ục và 4/10 số lần lây nhiễm này xảy ra giữa những người đàn ông có quan hệ t.ình d.ục đồng giới.
Những báo cáo này rất đáng khích lệ vì các trường hợp lây truyền mới vẫn ở mức thấp trong những năm qua.
Khi so sánh các con số từ bản cập nhật MOH và các nghiên cứu của SSHSPH Hidden Population, có thể thấy rõ ràng, nhóm dân số có nguy cơ cao nhất là nam giới có quan hệ t.ình d.ục với nam giới.
Do đó, người ta thường cho rằng, HIV và Aids không ảnh hưởng đến những người bên ngoài nhóm này.
Nhưng thực tế lại khác…
Một phụ nữ mang thai dương tính với HIV nhưng có vẻ như cô ấy bị nhiễm bệnh không phải qua quan hệ t.ình d.ục.
Tôi nhớ lần đầu tiên gặp Yvonne và chồng cô ấy là vào đầu năm nay. Yvonne ở độ t.uổi 30 và đang vô cùng háo hức với lần mang thai đầu.
Cô kể lại rằng, trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, cô bắt đầu cảm thấy lúc nào cũng uể oải, lờ đờ, không thể hoàn thành những việc hàng ngày.
Xét nghiệm HIV là một mục trong lần kiểm tra thường lệ vào 3 tháng đầu thai kỳ. Kết quả Yvonne dương tính với HIV.
Hai vợ chồng cô không thể chấp nhận thông tin này, bởi họ chưa từng có bạn tình trước đây. Họ yêu cầu thực hiện một xét nghiệm khác với hy vọng kết quả ban đầu chỉ là sự nhầm lẫn mà thôi.
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm nhanh HIV, tôi đã hỏi chuyện thêm hai người và phát hiện ra rằng, Yvonne đã được truyền dịch tĩnh mạch khi bị bệnh lỵ trong một chuyến du lịch đến một nước đang phát triển vài năm trước.
Chồng Yvonne biểu lộ nỗ lực kiềm chế tột độ nỗi thống khổ của mình khi tôi xác nhận tin xấu với hai người. Thất vọng, anh liếc mắt nghi ngờ về phía vợ. Nhưng trước khi chồng Yvonne nói điều gì đó buộc tội vợ mình, tôi đã đề xuất khả năng Yvonne bị nhiễm bệnh khi cô phải nằm viện ở nước ngoài vài năm trước.
Chúng tôi ngồi trong phòng tư vấn của tôi trong một giờ tiếp theo để suy nghĩ về những gì chúng tôi có thể làm cho Yvonne và lần mang thai này.
Chúng tôi biết rằng, với việc điều trị sớm và khả năng ức chế tải lượng virus (viral load – số lượng virus có trong m.áu), chúng tôi có thể ngăn chặn nguy cơ lây truyền HIV sang em bé vẫn đang trong bụng Yvonne.
Tải lượng virus HIV không thể phát hiện ra thì không có khả năng lây truyền. Chúng tôi cũng tập trung vào việc làm thế nào để các loại thuốc mới trong nhóm Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) bảo vệ được chồng Yvonne, nhờ đó, anh ấy vẫn có thể tiếp tục quan hệ t.ình d.ục với vợ.
PrEP được khuyến nghị cho những người có nguy cơ nhiễm HIV và là động lực lớn hơn để sàng lọc HIV cho nhóm người độ t.uổi 15-65.
Khi tôi sắp xếp dịch vụ chăm sóc của chuyên gia cấp 3 dành cho Yvonne, hai vợ chồng cô ấy đã hy vọng rằng với biện pháp điều trị đúng, cuộc sống của họ vẫn tiếp diễn một cách bình thường nhất có thể.
Họ mong muốn được ngắm con mình lớn lên mà không phải chịu đựng gánh nặng của căn bệnh này.
Trong cuộc chiến chấm dứt đại dịch HIV, chúng ta cần làm cùng nhau
Khoa học hiện đại chỉ ra rằng, HIV không còn là loại virus đáng sợ và bí ẩn. Vai trò của những xét nghiệm HIV ẩn danh (AHT) tại Singapore vẫn ngày càng gia tăng. Các báo cáo của hai cơ quan SSHSPH và MOH tạo điều kiện cho những người phụ trách lên kế hoạch các nguồn lực chăm sóc sức khỏe. Nhưng rốt cuộc, sẽ cần đến sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân để có thể chiến thắng trong cuộc chiến chấm dứt HIV ở Singapore trước năm 2030.
Tôi hy vọng rằng theo thời gian, thông tin mới về HIV và bệnh nhân bị nhiễm bệnh sẽ làm dầy thêm sự hiểu biết tổng hợp của chúng ta và những quan điểm tiêu cực hoặc sự kỳ thị sẽ được chỉnh sửa.
Nếu chỉ xét riêng việc trở thành một phần trong cuộc chiến chấm dứt đại dịch HIV, nghe có vẻ quá sức khó khăn nhưng nếu cùng nhau, chúng ta có thể biến điều đó thành hiện thực.
Theo Asiaone/Helino
Thông điệp mới trong phòng, chống HIV/AIDS
Thông điệp “K=K” (không phát hiện = không lây truyền) nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và chính những người nhiễm HIV trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
Thông điệp này cho thấy, HIV/AIDS giờ đây không còn là “vô phương cứu chữa” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính, có thể dự phòng và điều trị.
Tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV để đạt mục tiêu K=K.
GS, TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Mục tiêu của chiến dịch “K=K” nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng để biết rằng chiến dịch này có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc phòng, chống lây truyền HIV/AIDS. Khi một người uống thuốc kháng vi-rút (ARV) hằng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, đạt và duy trì mức tải lượng vi-rút dưới 200 bản sao/ml m.áu, được xác định là ngưỡng không phát hiện, không có nguy cơ lây truyền HIV. Bằng chứng khoa học này được gọi là “không phát hiện = không lây truyền”.
ây là phát hiện quan trọng giúp người có hành vi nguy cơ tăng cường xét nghiệm sớm HIV; người được chẩn đoán nhiễm HIV sống tích cực, tiếp cận sớm dịch vụ điều trị và tuân thủ điều trị, xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ. Bằng chứng khoa học này giúp người cung cấp dịch vụ và cộng đồng giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Khi chiến dịch giúp nhiều người nhận thức đúng sẽ tạo t.iền đề để tiến tới đạt mục tiêu 90-90-95 (90% tổng số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân; 90% số người biết tình trạng nhiễm của bản thân được điều trị kháng HIV; 95% số người được điều trị ARV có tải lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế, giảm nguy cơ lây truyền…) và kiểm soát được dịch với K=K.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, cả nước có gần 140 nghìn người bệnh đang điều trị ARV và có thể sử dụng K=K mở rộng độ bao phủ điều trị. Chiến dịch quốc gia K=K đang được tập trung ở Trung ương và 11 tỉnh, thành phố với các tài liệu truyền thông, sự kiện cộng đồng, các hoạt động truyền thông xã hội từ đó lồng ghép thông điệp K=K vào điều trị ARV là dự phòng trong chiến lược phòng, chống HIV/AIDS. Các tỉnh, thành phố khác sẽ lồng ghép thông điệp K=K trong tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS (1-12).
Chị Chu Thị Tâm, ở Hà Nội chia sẻ: “Khi biết thông tin về chiến dịch, tôi vui mừng lắm, vì đó chính là cái phao cứu vớt cho những người nhiễm HIV như chúng tôi. Tôi bị phát hiện nhiễm HIV năm 2006 từ chồng nghiện m.a t.úy. Anh mất không phải chỉ vì bệnh AIDS mà còn vì sự kỳ thị của chính gia đình chồng, người thân. Không chịu nổi anh đã t.ự t.ử. Anh để lại một người vợ nhiễm HIV cùng hai con gái đang t.uổi ăn học mưu sinh với cuộc sống. Gạt nước mắt, tôi mạnh mẽ bước tiếp, ngày đêm kiếm kế sinh nhai để nuôi dạy hai con trưởng thành. Giờ một cháu đã tốt nghiệp đại học, còn một cháu sắp tốt nghiệp. Hiện nay, song song với việc dùng thuốc ARV đều đặn, tôi tham gia các nhóm tự lực và tuyên truyền về những lợi ích chương trình, cách phòng, tránh lây nhiễm HIV sang người thân. Chương trình K=K hiện nay đang là giải pháp hữu hiệu nhất, nhằm tránh lây nhiễm HIV sang cho người thân và là một phác đồ điều trị rất hiệu quả cho những người nhiễm HIV như chúng tôi, nhất là những người mới nhiễm HIV”.
Bà Caryn R.McClelland, Phó ại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đ.ánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trong các hoạt động K=K do đã sớm đưa các phát hiện này vào các chính sách và chương trình quốc gia. Việt Nam được đ.ánh giá là có tỷ lệ ức chế vi-rút HIV thuộc các nước cao nhất thế giới. Cần khuyến khích tất cả những người có nguy cơ đi xét nghiệm HIV với mục đích điều trị sớm bằng thuốc kháng vi-rút cho những người nhiễm; điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho những người âm tính với HIV. Bằng cách này, mỗi quốc gia đều có thể ngăn chặn sự lây truyền và phát triển dịch HIV.
THANH MAI
Theo Nhân dân
Bạn đang tìm: mua máy trợ thính tại Đắk Lắk chính hãng
Xem địa chỉ: mua máy trợ thính tại Đắk Nông giá rẻ
Địa chỉ: mua máy trợ thính tại Đà Nẵng uy tín