Theo báo cáo Kết quả điều tra ca bệnh Whitmore tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, cả 2 ca bệnh nhân đều có nhiễm khuẩn gây bệnh whitmore.
Cụ thể, 2 bệnh nhân t.ử v.ong là bé Trần Công V. (SN 20/10/2014) và em trai bé là Trần Quang H. (SN 30/4/2018), ở huyện Sóc Sơn.
Theo lời kể của ông nội bệnh nhân, trước khi vào viện 01 ngày, bệnh nhân bé V. xuất hiện sốt 38,5 độ C, kèm theo đau bụng. Ở nhà không điều trị gì đến 5h00 ngày 28/10/2019 bé được gia đình đưa đến bệnh viện Nhi TW khám và điều trị. Ngày 30/201/2019, bệnh nhân được lấy mẫu m.áu xét nghiệm nhưng đến 21h00 ngày 31/10/2019, bệnh nhân t.ử v.ong tại BV Nhi TW với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn huyết.
Đến ngày 01/11/2019, bệnh viện có kết quả xét nghiệm nuôi cấy thì thấy bệnh nhân dương tính với loại vi sinh vật: Burkholderia pseudomallei – trực khuẩn whitmore. Theo báo cáo, trước đó, bệnh nhân có t.iền sử khỏe mạnh, không mắc bệnh mạn tính.
Bệnh nhân tiếp theo là Trần Quang H. (SN 30/4/2018), em trai của bệnh nhân Trần Công V.
Bệnh nhân H. được xác định đã t.ử v.ong cách đây 1 ngày.
Bệnh nhân tiếp theo là Trần Quang H. (SN 30/4/2018), em trai của bệnh nhân Trần Công V.
Theo lời kể của ông nội bệnh nhân, ngày 10/11/2019, bé H. xuất hiện sốt 38,5 độ. Đến 9h00 ngày 11/11/2019 gia đình đưa trẻ đến Trung tâm y tế xã Bắc Sơn. Đến 11h cùng ngày, bé được chuyển đến BVĐK Sóc Sơn (lúc 11h00 cùng ngày). Sau đó, bé tiếp tục được chuyển đến BV Nhi TW nhưng đã t.ử v.ong ngày hôm qua (16/11/2019).
Chiều 17/11, trao đổi với PV, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn cho hay, cũng tại gia đình này cách đây không lâu 1 cháu bé (con lớn trong gia đình) đã t.ử v.ong. Tuy nhiên, cháu bé này không phải mất vì bệnh Whitmore.
Còn trường hợp thứ nhất mất tại bệnh viện Nhi TW vì sốc nhiễm khuẩn. Cháu thứ 2 khi nhập vào bệnh viện cũng đã được cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Được biết, gia đình các cháu gồm 07 người, trong đó: 4 người lớn: Bố, mẹ và ông, bà nội của bệnh nhân. Ông bà nội của các bệnh nhân tuy đã có t.uổi nhưng đều khỏe mạnh không có biểu hiện nghi mắc.
Bố mẹ của các cháu đều là công nhân cũng có sức khỏe bình thường, không mắc bệnh.
Cơ quan chức năng địa phương cũng đã điều tra tại các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân nhưng chưa phát hiện thêm trường hợp nghi nghi mắc bệnh tương tự.
Theo Helino
Sắp diễn ra Hội thảo Khoa học bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 9
Từ ngày 16-18/10/2019, tại Hà Nội, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Vệ sinh, Vi sinh và Môi trường Y học – Đại học Y khoa Graz – Áo đăng cai tổ chức Hội thảo Khoa học bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 9.
Bệnh nhân bị Whitmore ăn cánh mũi
Hội thảo lần này bao gồm 65 bài báo cáo trình bày tại 11 phiên họp và 103 bài báo cáo poster thông tin về bệnh Whitmore của hơn 100 nhà khoa học đến từ 26 quốc gia. Đây cũng là Hội thảo Khoa học lớn nhất toàn cầu về các nghiên cứu bệnh Whitmore, được tổ chức thường kỳ 3 năm 1 lần, thu hút các nhà khoa học đầu ngành ở các nước trên thế giới tham dự và trình bày các kết quả nghiên cứu tiêu biểu và nổi bật nhất về bệnh Whitmore trong vòng 3 năm qua.
Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, tiến triển nhanh và có thể gây t.ử v.ong nhanh với tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp. Whitmore có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng đa dạng, khó phát hiện nên thường bị chuẩn đoán nhầm thành lao phổi, ung thư phổi, ung thư gan,… Thời gian qua, Whitmore được lan truyền nhanh chóng trên các phườn tiện truyền thông với những thông tin sai sự thật, vô căn cứ, thiếu tính khoa học, gây hoang mang dư luận và tạo tâm lý lo lắng cho người dân.
Tuấn Anh
Theo infonet