Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 522 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 129 ca so với tuần trước.
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 18.300 ca sốt xuất huyết, tăng 1,98 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xảy ra 3 trường hợp t.ử v.ong.
Sở Y tế Đồng Nai khuyến cáo, từ nay đến hết năm 2019, mưa nhiều, nếu cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt sẽ là cơ hội để muỗi sinh sôi, phát triển nhanh chóng nên mỗi người dân cần có ý thức vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khơi thông các cống rãnh thoát nước, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết, tránh để muỗi đẻ trứng, thả cá t.iêu d.iệt lăng quăng trong các bể chứa nước.
Đặc biệt, khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết (như sốt cao liên tục không hạ, người mệt mỏi, chán ăn) cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc hoặc đến các phòng khám tư không đảm bảo chất lượng để điều trị, bởi có thể sẽ khiến bệnh trở nặng, gây khó khăn cho công tác điều trị sau này.
TIẾN MINH
Theo SGGP
Đã có 50 người t.ử v.ong do dịch sốt xuất huyết
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 27/10, trên cả nước có khoảng 200.000 ca mắc sốt xuất huyết, 50 trường hợp t.ử v.ong. Trường hợp t.ử v.ong gần đây nhất là một bệnh nhi ở Đồng Nai.
Hiện 63 tỉnh thành phố đều có bệnh nhân sốt xuất huyết, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn.
Dịch sốt xuất huyết hiện đang ở đỉnh dịch.
Về công tác phòng chống sốt xuất huyết, theo đại diện Cục Y tế Dự phòng, dù ngành Y tế đã tuyên truyền rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền bằng rất nhiều hình thức, nhưng hiện nay người dân vẫn còn rất chủ quan đối với căn bệnh nguy hiểm này.
Trước tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, theo đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vẫn đang tích cực vào cuộc, đồng thời yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành khẩn trương, không được lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
“Với nhiều nỗ lực thời gian qua, đến nay, dịch sốt xuất huyết đã chững lại nhưng số mắc vẫn rất cao, cao gấp 3 lần năm 2018, do vậy việc phòng dịch vẫn cần khẩn trương, quyết liệt, tránh tâm lý chủ quan”, đại diện Cục Y tế Dự phòng nêu.
Với dịch sốt xuất huyết, các chuyên gia y tế cảnh bảo, thông thường ở các bệnh truyền nhiễm khác, khi hạ sốt người bệnh khỏe hơn. Tuy nhiên, với bệnh sốt xuất huyết, hạ sốt lại là thời điểm người bệnh dễ bị nặng nhất. Do đó, nhiều người chủ quan không đi khám khiến tình trạng bệnh nặng, việc điều trị gặp khó khăn, nguy hiểm đến tính mạng.
“Người có cơ địa đặc biệt, hoặc bị tiểu đường, huyết áp, thừa cân béo phì, khi sốt xuất huyết dễ diễn tiến nặng. Phụ nữ có thai mắc sốt xuất huyết dễ dẫn đến sinh non. Khi có triệu chứng sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau sau hốc mắt hoặc có dấu hiệu xuất huyết, nên đến cơ sở y tế khám ngay và điều trị kịp thời”, các chuyên gia y tế khuyến cáo.
D.Ngân
Theo baohaiquan