Cả tuần đi làm, hai ngày cuối tuần, chị Vi Thị Tân (y tá tại Trạm Y tế Mường Lát, Thanh Hóa) lại đi học lớp cao đẳng liên thông nâng cao tay nghề. Chồng làm ở xa, chị Tân vẫn tự mình chăm sóc, dạy dỗ cậu con trai 8 t.uổi.
Nhịp sống bận rộn của chị dường như không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của quả tim nhân tạo bán phần được ghép vào lồng ngực chị cách đây 7 tháng.
Sau khi được ghép tim bán phần, cơ thể chị Tân đã thích nghi dần với sự có mặt của quả tim cơ học và đem lại cho chị Tân một sức cuộc sống khác.
Hồi sinh sau 10 năm đau đớn vì suy tim
Đến bây giờ, những ký ức về sự đau đớn do bệnh suy tim giai đoạn cuối vẫn không phai nhạt trong tâm trí chị Vi Thị Tân. Những cơn ho và nôn làm lồng ngực chị như muốn nổ tung vì đau đớn. Ngay đến thở chị cũng thấy khó khăn. Bệnh tim khiến chị phải mổ lấy thai ở tháng thứ 8, và hôn mê suốt 3 ngày đêm sau đó.
Mang bệnh tim 10 năm, đã chuyển sang suy tim giai đoạn cuối, cơ tim giãn lớn, đồng thời có tai biến mạch m.áu não, chị Tân được điều trị nội khoa theo phác đồ trị liệu tối ưu nhưng không hiệu quả và lâm vào tình trạng nguy kịch.
Giữa những thời khắc tính mạng ở ranh giới giữa sự sống và cái c.hết đó, tháng 3/2019, chị Tân đã được ghép tim bán phần (LVAD) tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Đây là phương pháp lựa chọn duy nhất, và cũng là cơ hội cuối cùng cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đang chờ ghép nhưng chưa có tim hiến tặng cho những bệnh nhân như chị Tân.
LVAD là kỹ thuật mổ tim hở, cấy ghép một thiết bị bơm m.áu (tim cơ học) vào tim trái. Từ đó thiết bị sẽ bơm m.áu vào động mạch chủ và hỗ trợ cho quả tim đã suy ở giai đoạn cuối không còn đáp ứng các phương pháp điều trị nội khoa khác. Nhờ vậy bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể sinh hoạt và làm việc trở lại bình thường. Do chi phí lớn, kỹ thuật phức tạp nên cho đến nay tại Việt Nam mới có 2 trường hợp được điều trị bằng phương pháp này, và chị Tân là trường hợp thứ 2.
Hơn 7 tháng qua, cơ thể chị Tân đã thích nghi dần với sự có mặt của quả tim cơ học và đem lại cho chị Tân một sức cuộc sống khác. Trước kia, mỗi lần chị ngất là bé Nguyễn Việt Anh, con trai chị Tân sợ hãi và lo lắng vì không biết làm thế nào giúp mẹ. Còn bây giờ, trong suy nghĩ ngây thơ của cậu bé, điều duy nhất làm “lung lay” tình yêu của cậu đối với mẹ là cảm giác “khó chịu” với việc lúc nào mẹ cũng đeo balo trong đó có máy trợ tim cả ngày lẫn đêm, ngay cả khi ngủ. Bởi với chiếc balo sau lưng, mẹ sẽ ít bế được bé hơn, lúc nằm ngủ balo cũng chiếm 1/3 chiếc giường của 2 mẹ con.
Ghép tim bán phần: Hy vọng cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối
Cuối tháng 10/2019 vừa rồi, quãng đường đi ô tô hơn 250km về Hà Nội khám lại sau 7 tháng phẫu thuật, khiến cả chị Tân và gia đình thấm mệt. Nhưng khi chị đến khám tại Bệnh viện Vinmec, các bác sĩ đều ngỡ ngàng khi nhìn thấy y tá Tân: Chị trẻ trung, tươi tắn và đã tăng 5kg sau khi ghép.
Hồi phục sức khỏe, chị Vi Thị Tân chia sẻ niềm vui với bác sĩ Phạm Tuyết Trinh (thứ 2 từ phải sang) và các CBNV khoa Tim mạch Vinmec.
“Các kết quả xét nghiệm m.áu đều rất tốt, chị Tân đã vượt qua test kiểm tra đi bộ 450m trong vòng 6 phút, tương tương với người bình thường. Chúng tôi đã tiêm phòng cúm để chị Tân tránh được nguy cơ mắc bệnh hô hấp có thể ảnh hưởng đến tim” – BS Phạm Tuyết Trinh, người đã chăm sóc cho chị Tân từ những ngày đầu tại bệnh viện Vinmec cho biết.
Tái khám đầu tháng 10/2019 sau 7 tháng phẫu thuật, chị Tân đã được tiêm phòng cúm tại Bệnh viện Vinmec nhằm tránh nguy cơ mắc bệnh hô hấp có thể ảnh hưởng đến tim.
Ở t.uổi 34, sau 10 năm điều trị suy tim giai đoạn cuối, quả tim cơ học đã hồi sinh cuộc sống cho chị, đem lại cho chị một cơ hội và những ước mơ. Nửa năm qua, đều đặn hàng ngày, chị Tân tự mình chạy xe máy đi làm tại Trạm Y tế thị trấn Mường Lát (huyện Mường Lát, Thanh Hóa), không nghỉ phép ngày nào, trừ khi đi khám bệnh. Cuối tuần, chị lại theo học lớp cao đẳng điều dưỡng liên thông. Cuộc sống bận rộn với công việc cơ quan, học hành, chăm sóc con khiến chị nhiều lúc không nhớ đến quả tim nhận tạo trong lồng ngực.
“Tôi đã may mắn có cơ hội được hồi sinh. Tôi mong mình có thể khỏe mạnh mãi như bây giờ để nhìn thấy con lớn lên, trưởng thành; để thấy những bệnh nhân suy tim ở Việt Nam có hy vọng được chữa trị và cải thiện chất lượng cuộc sống như tôi” – y tá Vi Thị Tân chia sẻ mơ ước giản dị.
Ổn định sức khỏe, hiện tại chị Vi Thị Tân hàng ngày đi làm bằng xe máy.
Theo thống kê của Hội Tim mạch VN, mỗi năm có hàng ngàn người Việt Nam phát hiện suy tim, 50% bệnh nhân t.ử v.ong sau 5 năm phát hiện. Sau 9 năm thực hiện được ghép tim trên người (từ tim người c.hết não hiến tặng), đến nay mới có 29 người được ghép tim ở VN. Nếu không thể cấy ghép tim nhân tạo và không có tim hiến tặng, bệnh nhân rất khó có cơ hội sống.
“Trong bối cảnh có rất ít ca ghép tim do thiếu nguồn tạng hiến từ người c.hết não ở Việt Nam, LVAD sẽ giúp cứu sống người bệnh suy tim giai đoạn cuối, cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Do đó, Vinmec đã đầu tư phát triển kỹ thuật này để đem lại thêm cơ hội điều trị cho người bệnh suy tim” – GS Đỗ Doãn Lợi, cố vấn cao cấp Trung tâm Tim mạch Vinmec chia sẻ về định hướng phát triển các kỹ thuật điều trị suy tim tại Vinmec.
Với sự hỗ trợ của Đại học PENN – top 8 Đại học tinh hoa hàng đầu nước Mỹ, Vinmec đang xây dựng Trung tâm xuất sắc về Tim mạch phát triển toàn diện về chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nhân lực và vận hành theo các tiêu chuẩn cao nhất thế giới đang áp dụng tại Mỹ. Trong đó, giai đoạn 2019 – 2020, Vinmec sẽ phát triển đơn vị xuất sắc trong lĩnh vực suy tim; tiếp đến phát triển các lĩnh vực khác như bệnh mạch vành…
Theo baothanhoa
15 phút cứu sống bệnh nhân trẻ bị nhồi m.áu cơ tim tối cấp sau chầu bia
Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong – Phó giám đốc chuyên môn – Giám đốc Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện đa khoa Trung ương TP.Cần Thơ, bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân nam 23 t.uổi nhồi m.áu cơ tim tối cấp, có biến chứng ngừng tim.
Bệnh nhân đã ổn định sức khỏe – Ảnh: Phong Phạm
Nhồi m.áu cơ tim là tình trạng thiếu m.áu cục bộ cơ tim cấp gây những cơn đau thắt ngực và sau đó là hoại tử cơ tim dẫn đến suy tim hoặc đột tử. nhồi m.áu cơ tim chủ yếu do nguyên nhân xơ vữa động mạch vành. Người trẻ lại thường chủ quan không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này nên càng dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân là Nguyễn Nhựt C. (23 t.uổi, ngụ H.Phong Điền, TP.Cần Thơ), nhập viện ngày 16.11 vì đau ngực trái. Cách nhập viện 3 giờ, bệnh nhân uống bia xong thì đột ngột nôn ói ngăn ngực trái kéo dài hơn 10 phút. Bệnh nhân tự dùng thuốc điều trị dạ dày nhưng triệu chứng ngăn ngực trái, nôn ói không giảm nên nhập viện. Bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ tim mạch nào khác ngoài hút t.huốc l.á 1 gói/ngày và nhiều năm.
Lúc nhập viện, bệnh nhân tỉnh táo, nhưng nôn ói, ngăn ngực trái nhiều, sinh tồn ổn định. Sau khi thăm khám lâm sàng và đo điện tâm đồ, các bác sĩ chẩn đoán cơn đau thắt ngực không ổn định và bệnh nhân được chuyển đến khoa Tim mạch để được theo dõi và điều trị theo chuyên khoa.
Lúc vào đến khoa Tim mạch, bệnh nhân đột ngột ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu hồi sức cơ bản và sốc điện. Sau sốc điện, bệnh nhân có nhịp tim trở lại. Bệnh nhân được tiếp tục sử dụng vận mạch, chống loạn nhịp tim, chống toan… Và khi đo điện tim phát hiện nhồi m.áu cơ tim tối cấp.
Hội chẩn gồm nhiều chuyên khoa quyết định can thiệp cấp cứu tái thông mạch vành khi tình trạng bệnh nhân cho phép. Êkíp can thiệp do Ths.Bs Trần Văn Triệu – khoa Tim mạch can thiệp (thủ thuật viên chính); BS Dương Hoàng Mẩn, đã tiến hành chụp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân.
Kết quả chụp mạch vành tắc LADII – huyết khối mạch vành. Êkíp can thiệp đã thực hiện một số thao tác và đặt stent nhánh LADII. Sau can thiệp 15 phút, huyết động bệnh nhân ổn định, bệnh nhân bớt đau ngực nhiều… Sáng 18.11, dấu hiệu sinh tồn bệnh nhân ổn định, hết đau ngực, không khó thở, bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường.
Hình ảnh trước và sau can thiệp – Ảnh: Phong Phạm
Theo BS.CK2 Phạm Thanh Phong: “Nhồi m.áu cơ tim trước đây được biết đến là bệnh thường gặp ở người cao t.uổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện bệnh đang trẻ hóa với số lượng người trẻ mắc nhồi m.áu cơ tim ngày càng tăng cao. Nhồi m.áu cơ tim xảy ra ở t.uổi 45 được đ.ánh giá là trẻ, còn nếu dưới 35 t.uổi mắc bệnh là rất trẻ”.
Tuy nhiên, nhồi m.áu cơ tim không đơn giản chỉ do nguyên nhân tắc động mạch vành. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhồi m.áu cơ tim ở người trẻ t.uổi. Trong đó chính chế độ sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh là nguyên nhân chủ yếu gây hình thành các mảng xơ vữa nhanh chóng và dẫn đến nhồi m.áu cơ tim ở người trẻ. Các nguyên nhân chính là do stress, thừa cân, béo phì, hút t.huốc l.á…
Đối với người cao t.uổi, nguyên nhân chủ yếu của nhồi m.áu cơ tim là xơ vữa động mạch diễn ra nhiều năm. Còn với người trẻ dưới 40 t.uổi, chủ yếu là do huyết khối trong lòng động mạch do stress, béo phì, nghiện t.huốc l.á nhiều năm liền.
Triệu chứng của bệnh nhồi m.áu cơ tim chủ yếu là cơn đau thắt ngực ở vị trí sau xương ức lan lên trên dưới hàm, tay trái. Thi thoảng người bệnh bắt gặp cơn đau thượng vị như cơ đau của bệnh lý tiêu hóa. Các cơn đau thường kéo dài hơn 30 phút, khi nghỉ ngơi cơn đau cũng không giảm. Ngoài ra người bệnh còn có các triệu chứng khác như khó thở, thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp, bị đ.ánh trống ngực, nôn, buồn nôn, thậm chí là lú lẫn, hay quên…
Phong Phạm
Theo motthegioi