Lời kể của bố 2 anh em t.ử v.ong vì bệnh Whitmore

Gia đình nghi ngờ có thể vi khuẩn từ nguồn nước xâm nhập vào vết thương hở của cả ba đ.ứa t.rẻ trong quá trình tắm rửa dẫn đến nhiễm khuẩn bệnh Whitmore.

Chỉ chưa đầy tám tháng, vợ chồng anh Trần Văn C. (32 t.uổi) và chị Trần Thị Như Q. (27 t.uổi, cùng trú thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã mất đi cả ba đứa con bảy t.uổi, năm t.uổi và một t.uổi. Đau lòng hơn, hai trong số ba đ.ứa t.rẻ t.ử v.ong vì căn bệnh Whitmore, đ.ứa b.é còn lại cũng trong diện nghi ngờ vì biểu hiện bệnh giống nhau nhưng chưa kịp xét nghiệm m.áu thì cháu đã ra đi.

Cả ba trẻ đều có vết thương hở trước bệnh

Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, anh C. cho biết trước khi có biểu hiện bệnh, cả ba đứa con của anh đều có vết thương hở. Trường hợp đầu tiên là con gái đầu lòng của vợ chồng anh, cháu TQT, SN 2012, là học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Bắc Sơn C. Trước đó vài tháng, cháu T. bị ngã, phải khâu bốn mũi ở vùng cằm. Đến ngày 6-4, sau khi cùng gia đình đi chơi ở Sơn Tây về thì tối đó cháu T. bị sốt kèm đau bụng. Vợ chồng anh C. tưởng cháu bị say xe nên bôi dầu và cho ra phòng khám tư kiểm tra. Tuy nhiên, khi đó đang có dịch sốt virus nên vợ chồng anh nghĩ rằng con bị sốt virus và cho cháu đi truyền nước. Sau truyền nước thì cháu hạ sốt, tình trạng đỡ hơn. Thế nhưng đến sáng hôm sau cháu lại sốt cao nên gia đình quyết định đưa đi bệnh viện.

Sau một ngày điều trị tại BV đa khoa Sóc Sơn, cháu T. tiếp tục được chuyển đến Khoa cấp cứu của BV Xanh Pôn. Nhưng đến 7 giờ ngày 9-4 thì cháu T. t.ử v.ong với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột.

Trường hợp thứ hai là đứa con thứ hai, cháu TCV, năm t.uổi. Sau vài tháng chị mất vì nhiễm khuẩn thì cháu V. cũng có biểu hiện sốt cao vào ngày 27-10. Trước đó tròn một tháng, cháu V. phải trải qua ca phẫu thuật mổ ruột thừa. Tại bệnh viện, các bác sĩ kiểm tra thì thấy vết mổ không n.hiễm t.rùng, xét nghiệm m.áu không ra bệnh. Vì sốt không rõ nguyên nhân nên các bác sĩ chỉ điều trị sốt thông thường. Đến 21 giờ tối 31-10 thì cháu t.ử v.ong. Sau khi cháu qua đời thì BV có kết quả xét nghiệm m.áu cháu dương tính với vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore.

Đứa con út của vợ chồng anh C., cháu TQH, mới hơn một t.uổi cũng có biểu hiện sốt cao 38,5 độ C. Lo lắng giống như trường hợp của hai đứa con trước, ngay trong đêm vợ chồng anh C. vội vàng bắt taxi đưa con đi BV Nhi Trung ương. Tại bệnh viện, các bác sĩ cũng biết bệnh sử của gia đình nên ngay lập tức cho đi xét nghiệm vi khuẩn Burkholderiapseudomallei. Kết quả xét nghiệm đầu tiên âm tính với vi khuẩn, đến khi lấy mẫu cấy lần hai và lần ba thì liên tiếp dương tính với vi khuẩn Burkholderiapseudomallei. Các bác sĩ vội vàng điều trị cho cháu H. với phác đồ nặng nhất nhưng cuối cùng cháu cũng không qua khỏi.

“Cả ba đứa con của tôi đều có vết thương hở. Một đứa bị tai nạn phải khâu bốn mũi, một đứa mổ ruột thừa, cháu bé nhất thì sau khi xảy ra chuyện với hai đứa con đầu, vợ chồng tôi đưa cháu đi lấy m.áu xét nghiệm kháng thể. Có thể chính mũi kim để lại trên da sau khi lấy m.áu đã nhiễm vi khuẩn trong quá trình các cháu tắm rửa” – anh C. nghi ngờ.

Hiện tại gia đình anh C. và các hộ dân khác tại xã Bắc Sơn và nhiều xã lân cận vẫn chưa được dùng nước sạch mà phải dùng nước giếng khoan bơm từ dưới lòng đất lên.

loi ke cua bo 2 anh em tu vong vi benh whitmore 292805

Giếng nước khoan mà gia đình anh C. nghi ngờ là nguồn lây vi khuẩn Whitmore cho các con qua vết thương hở. Ảnh: AH

Khuyến cáo người dân ăn chín, uống sôi

Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn cho biết sau khi sự việc xảy ra, trung tâm đã phối hợp với Trạm Y tế xã Bắc Sơn và cộng tác viên y tế thôn tiến hành điều tra tại gia đình bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh. Cán bộ hướng dẫn người dân các biện pháp phòng bệnh như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đun sôi nước trước khi sử dụng, sử dụng đồ bảo hộ trong khi làm việc như mang ủng, đeo găng tay…, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh tiếp xúc ngoài trời với mưa lớn và mây bụi.

Cạnh đó, Trung tâm Y tế phân công cán bộ hằng ngày theo dõi tình hình các bệnh nhân đang điều trị, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc tại khu vực có bệnh nhân và báo cáo.

Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP Hà Nội, cho biết trung tâm này sẽ tiếp tục phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, các viện, cục để tiến hành điều tra kỹ lưỡng các yếu tố dịch tễ cũng như nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn, theo dõi sát tình hình diễn biến của bệnh để có khuyến cáo kịp thời cho người dân.

Trước đó, trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Cảm cũng khẳng định hiện chưa có bằng chứng bệnh Whitmore lây từ người sang người, chưa có bằng chứng các cháu lây bệnh cho nhau. Tuy nhiên, việc trong thời gian ngắn các cháu cùng bị bệnh, tại cùng địa điểm là điều đáng quan tâm.

Chưa phát hiện bất thường khu vực gần nhà các trẻ t.ử v.ong

Cơ quan chức năng địa phương đã và đang tiến hành điều tra tại các hộ gia đình xung quanh nhà bệnh nhân nhưng chưa phát hiện thêm trường hợp nghi mắc bệnh tương tự. Hiện nay điều tra ban đầu chưa có gì bất thường, đặc biệt.

Ông NGUYỄN NHẬT CẢM, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP Hà Nội

AN HIỀN

Theo PLO

Những bệnh nào nên kiêng ăn thịt gà?

Dù thịt gà rất phổ biến trong mâm cơm của người Việt nhưng những nhóm người này vẫn nên “nhịn miệng” thì hơn.

Từ xưa đến nay, dẫu đã trải qua bao thay đổi nhưng thịt gà vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mâm cơm của người Việt. Dù là cỗ cưới, cỗ cúng… hay bất kỳ dịp quan trọng nào khác chúng ta cũng không thể nào bỏ quên món gà luộc.

Sở dĩ thịt gà được người Việt ưa chuộng vì vừa thơm ngon lại đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Nếu đem so sánh với thịt heo, thịt bò thì thịt gà còn có lượng đạm lớn hơn rất nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ lại thấp hơn.

Theo y học hiện đại, trong 100g thịt gà mái cho 20,3g protid; 13,1g lipid; 12mg vitamin A; 6,16mg vitamin B2; 8,1mg vitamin PP; 4mg vitamin C; 12mg Ca; 200mg P; 1,5mg Fe và 200 calo…

nhung benh nao nen kieng an thit ga b8b0dd

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội): ” Trong Đông y, thịt gà gọi là kê nhục, vị ngọt, tính ấm, không độc. Có tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy. Thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu dắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường…“.

Thịt gà bổ dưỡng như thế nào?

– Lòng trắng trứng gà: Đây là bộ phận bổ dưỡng, có tác dụng giải độc tốt. Nếu chẳng may bị nhiễm độc có thể dùng lòng trắng trứng cho uống để hút độc.

– Vỏ trứng gà: Có tác dụng chữa bệnh dùng tán nhỏ chữa bệnh hôi miệng, ho gà, chữa bệnh đau dạ dày vì bột vỏ trứng gà giảm axit dạ dày.

– Màng mề gà: Có thể bóc ra phơi hoặc sấy khô để chữa bệnh có tác dụng tiêu thức ăn, một loại thuốc tiêu hóa kiện vị, ăn uống không tiêu, màng mề gà dùng cho rất nhiều trường hợp.

nhung benh nao nen kieng an thit ga 9efc53

– Gan gà: Theo Đông y, gan gà có vị ngọt đắng, tính ấm không độc, bổ thận, tráng dương, chữa đau bụng, an thai, kém mắt, ra m.áu, gan gà nhiều vitamin A.

– Gà hầm sâm hồi xuyên tiêu: Gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Gà làm sạch, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói. Dùng cho các bệnh nhân đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi.

– Gà hầm rượu: Gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt.

– Gà hấp hoàng kỳ: Gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Gà làm sạch, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung.

nhung benh nao nen kieng an thit ga d7cb09

6 nhóm người sau nên tránh ăn nhiều thịt gà

Dù gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Nếu mắc những bệnh sau mà ăn thịt gà thì hậu quả khôn lường:

– Người mới phẫu thuật: Lương y Trung cho biết những bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Dù còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người nhưng tốt nhất là tránh ăn.

– Người bị vết thương hở: Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm.

– Người bị huyết áp cao, bệnh tim mạch: Y học hiện đại cho biết da gà và lòng trắng trứng gà có nhiều mỡ, cholesterol nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà, đặc biệt là da gà và lòng trắng trứng.

nhung benh nao nen kieng an thit ga 43fb82

– Người đang bị thủy đậu: Người bị thủy đậu nên kiêng ăn thịt gà, đặc biệt là phần da bởi nó sẽ gây ngứa, khó chịu ở các nốt thủy đậu. Đồng thời dễ để lại sẹo.

– Người đang bị táo bón, khó tiêu: Theo kinh nghiệm dân gian, ăn nhiều thịt gà rất khó tiêu. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà vì chúng không có lợi về mặt tiêu hóa, sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.

Người bị sỏi thận: Thịt gà được biết đến như loại thực phẩm giàu protein, có thể khiếnlượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi chính vì vậy người đang mắc sỏi thận cần kiêng loại thịt thơm ngon này.

ĐỖ ĐỖ

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *