Nguyễn Ngân (23 t.uổi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) hỏi: “Cháu mang thai con đầu lòng được hơn 3 tháng, nhưng do bị nghén, không ăn uống được nên cháu sụt hơn 5 kg so với trước khi mang thai.
Vậy cháu có cần phải tăng cân bù hay không và nên tăng bao nhiêu trong thai kỳ?”
Ảnh minh họa
PGS-TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, trả lời: Tình trạng dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai được biểu hiện qua mức tăng cân. Mức tăng cân của mẹ có liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh.
Mẹ tăng cân ít có nguy cơ đẻ con nhẹ cân dưới 2.500 g (đẻ non hoặc là suy dinh dưỡng bào thai). Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai.
Phụ nữ Việt Nam cần đạt mức tăng cân trong thời gian mang thai 9 tháng từ 10-12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4-5 kg và 3 tháng cuối tăng 5-6 kg.
Nếu 3 tháng giữa tăng dưới 3 kg và 3 tháng cuối tăng dưới 4 kg, người mẹ cần tăng cường ăn uống bồi dưỡng và nghỉ ngơi, ngược lại nếu cân nặng tăng quá mức, đặc biệt trong 3 tháng cuối nếu mỗi tháng tăng quá 2 kg hay mỗi tuần tăng trên 1 kg sẽ không tốt.
Đây có thể là dấu hiệu bệnh lý như: phù, cao huyết áp, bà mẹ phải đi khám ngay để có những can thiệp kịp thời.
D.Thu ghi
Theo nld.com.vn
Mẹ bầu 8 tháng vẫn chạy marathon 42 km
Mang thai 8 tháng, người phụ nữ 40 t.uổi ở Trung Quốc vẫn hoàn thành chặng marathon 42 km. Đây là giải chạy thứ 3 người mẹ này tham gia trong thai kỳ.
Lê Lợi Lợi, 40 t.uổi, đến từ tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, là gương mặt quen thuộc trong nhiều giải chạy của Trung Quốc. Ngày 17/11, cô cũng vừa hoàn thành chặng marathon Thượng Hải với thành tích 5h17 phút. Đặc biệt, đây là thời điểm Lợi Lợi đang mang thai 8 tháng.
Tất cả vận động viên tham gia và cổ vũ đều bất ngờ trước sự khỏe khoắn, dẻo dai của bà bầu 40 t.uổi này. Chạy bộ là môn thể thao hàng ngày của cô.
Đây là giải chạy marathon thứ 62 của người mẹ này. Trước đó, khi mang thai 8 tuần cô hoàn thành 42 km trong vòng 3h45 phút. Khi thai kỳ ở tuần thứ 25, cô cũng hoàn thành một giải chạy khác trong thời gian 4h47 phút.
Cô cho biết chạy thể dục đã trở thành thói quen hàng ngày, thậm chí, không vận động sẽ thấy người khó chịu. Được sự động viên của người chồng cũng yêu thích môn thể thao này, cả hai tham gia rất nhiều giải chạy trong nước và quốc tế.
Bà bầu Lợi Lợi nhận huy chương trong giải chạy marathon Thượng Hải. Ảnh: Sohu.
Hình ảnh của mẹ bầu này khiến nhiều người cảm phục, tuy nhiên một số người lo lắng cô sẽ sinh dọc đường. Dư luận đặt nghi vấn về việc có nên chạy bộ trong thai kỳ, tác dụng như thế nào và cần chú ý gì?
Giáo sư, bác sĩ Mã Lương Khôn, Chủ nhiệm khoa Phụ sản, Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết y học chưa có chứng cứ xác thực nào chứng minh được việc tập thể dục ở cường độ mạnh sẽ dẫn đến đẻ non hay sẩy thai. Trên lâm sàng, nguyên nhân sẩy thai đẻ non rất nhiều, có thể là nhiễm khuẩn, căng thẳng tinh thần, rối loạn nội tiết, chuyển hóa hay chính ở bản thân thai nhi. Một số ít những nguyên nhân không rõ ràng người ta thường quy chụp vì vận động quá mạnh hoặc mệt mỏi quá độ…
Đồng thời, bác sĩ Mã cũng phân tích Lợi Lợi là trường hợp đặc biệt có tính cá thể hóa. Việc tham gia chạy marathon tùy thuộc vào thể trạng của từng thai phụ. Lợi Lợi đã tham gia 61 giải chạy trước đó và có thói quen chạy hàng ngày nên thể lực và chức năng hô hấp của cô tốt hơn người bình thường rất nhiều. “Đối với chúng ta, 42 km có thể đã là một thử thách không dễ dàng, nhưng đối với cô ấy thì nó giống như ăn một bữa cơm nhà”, bác sĩ chia sẻ.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh việc vận động trong thai kỳ là quan trọng cũng giống như khám thai định kỳ, bổ sung dinh dưỡng hay chuẩn bị tâm lý. Việc lựa chọn một phương thức vận động thể thao phù hợp trong thai kỳ giúp các bà mẹ có thể ngăn chặn tiểu đường, tăng cân quá mức, đau nhức cơ thể…
Theo Zing