Chế độ ăn keto giàu chất béo, ít carbohydrate đã thu hút được nhiều người. Tuy nhiên, virus cúm “không thích” điều này.
Ảnh minh họa chế độ ăn keto
Một nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) đăng tải trên Tạp chí Khoa học miễn dịch ngày 15/11, cho biết những con chuột được cho ăn chế độ ăn keto có khả năng chống lại virus cúm tốt hơn những con chuột được cho ăn thức ăn có nhiều carbohydrate.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chế độ ăn keto đã kích hoạt giải phóng các tế bào gamma delta T – các tế bào hệ thống miễn dịch – sản xuất chất nhầy trong lớp lót tế bào của phổi phổi, trong khi chế độ ăn nhiều carbohydrate thì không.
Thông qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện những con chuột ăn chế độ keto và bị nhiễm virus cúm có tỷ lệ sống cao hơn những con chuột có chế độ ăn bình thường.
“Đây là một phát hiện hoàn toàn bất ngờ” – Akiko Iwasaki, tác giả chính của nghiên cứu, chuyên gia về miễn dịch và sinh học phân tử, tế bào, công tác tại Viện Y học Howard Hughes chia sẻ.
“Nghiên cứu này cho thấy cách cơ thể đốt cháy chất béo để tạo ra năng lượng từ thực phẩm chúng ta ăn, và cách dinh dưỡng thúc đẩy hệ thống miễn dịch chống lại virus cúm” – Visha Deep Dixit – đồng tác giả của nghiên cứu nói.
Tuy nhiên, chế độ ăn này không có hiệu quả trên những chú chuột được nhân giống mà không có gen mã hóa cho các tế bào gamma delta T.
Chế độ ăn keto là chế độ ăn ít chất đường bột, giảm carbohydrate, giàu chất béo. Sử dụng chế độ ăn keto sẽ giúp giảm lượng đường trong m.áu, giảm insulin, chuyển hướng trao đổi chất của cơ thể từ tiêu thụ đường bột, carbohydrate sang sử dụng chất béo và protein làm năng lượng.
Theo Medical Xpress/viettimes
Đừng đùa với viêm họng, cực kỳ nhiều biến chứng
Viêm họng là bệnh phố biến nhưng nếu điều trị không dứt điểm thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt có những biến chứng rất nặng nề.
PGS An khám cho bệnh nhân.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Bệnh viện Đa khoa An Việt, viêm họng là bệnh lý phổ biến. Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt vào thời điểm giao mùa khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng nên rất dễ bị ốm. Các yếu tố như khói bụi, ô nhiễm không khí, nguồn nước cũng ảnh hưởng không tốt tới hệ hô hấp của trẻ. Ngoài ra, một số trường hợp mới cai sữa, thay đổi chế độ ăn dặm, trẻ mới đi nhà trẻ… cũng khiến trẻ dễ bị ốm sốt.
Ngoài ra, viêm họng còn do virus hoặc vi khuẩn. Trẻ bị sốt viêm họng mức độ nặng thường do virus cúm, sởi, Adenovirus… hay vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn, nấm Candida…
Biến chứng của viêm họng thường xảy ra ở những người điều trị sai cách hoặc không điều trị. Những biến chứng tại chỗ từ viêm họng mà bác sĩ hay gặp nhất đó là có dịch mủ viêm nhiễm chứa đầy vi trùng và nhu mô bị phá hủy từ khu vực họng viêm. Rồi lan xuống các cơ quan thuộc đường hô hấp kế cận, khiến lây nhiễm càng rộng ra. Các bệnh lý có thể gặp là viêm thanh quản, viêm khí phế quản.
Ngoài ra, đường hô hấp dưới cũng khó có thể tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn, biểu hiện là viêm phổi. Nếu mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là viêm phế quản – phế viêm. Nhưng ở mức độ viêm nặng hay mắc phải tác nhân gây bệnh có độc tính cao sẽ dẫn đến viêm phổi thùy, áp xe phổi.
Theo bác sĩ An do vùng khoang miệng, vùng hầu họng có mối tương quan thân thiết với cấu trúc ống tai. Việc viêm nhiễm tại khu vực này có thể ảnh hưởng đến tai. Gây viêm tai giữa cấp, viêm tai trong cấp đôi khi ảnh hưởng đến chức năng thính lực, t.iền đình.
Các xoang tự nhiên trong x.ương s.ọ cũng có nguy cơ lây lan n.hiễm t.rùng từ ổ bệnh viêm họng. Không ít các trường hợp vừa bị viêm họng, vừa bị viêm mũi, viêm xoang cấp tính, bài tiết nhiều dịch mủ đặc, nặng mùi và kèm theo nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi.
Không chỉ gây biến chứng xung quanh vùng tai mũi họng, nếu viêm họng do tác nhân là do liên cầu tan huyết còn nguy hiểm hơn. Do độc tính của chủng vi khuẩn này không chỉ khu trú tại chỗ mà còn xâm nhập vào đường m.áu, gây viêm thận, viêm khớp, viêm tim… Khi mắc các biến chứng này, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng phức tạp.
Bác sĩ An cho biết khi bị viêm hong nếu là viêm họng do virus, bệnh thường kéo dài 3-5 ngày thì tự khỏi. Nếu là do vi khuẩn bội nhiễm, đặc biệt là liên cầu, bệnh thường kéo dài ngày hơn và đòi hỏi một sự điều trị kháng sinh có hệ thống để tránh các biến chứng. Khi bệnh viêm họng kéo dài hơn 5 ngày, người bệnh nên nhanh chóng tới các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Để phòng bệnh viêm họng trong thời tiết hiện nay, PGS An cho biết phụ huynh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng, rau chân vịt, hải sản giáp xác, sữa chua và các loại trái cây thuộc chi cam chanh (bưởi, cam, quýt, chanh, cam canh) cho trẻ. Và đa dạng hóa các bữa ăn để đảm bảo cơ thể trẻ nhận được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết để vượt qua thời tiết lạnh giá của mùa đông.
Phụ huynh cần bổ sung nước đầy đủ cho bé – Theo bác sĩ An, vào mùa đông, khí hậu khắc nghiệt, cha mẹ không nhất thiết cứ phải nhốt em bé trong nhà. Nhưng nếu đi ra ngoài phải giữ đủ ấm cho bé.
Theo infonet