Những người bị ám ảnh với việc chi tiêu, mua sắm trực tuyến có thể sẽ tích trữ những thứ họ đặt hàng, cuối cùng là dẫn tới nợ nần, tranh cãi với những người thân yêu và hoàn toàn mất tự chủ.
Các nhà trị liệu tâm lý khẳng định nghiện mua sắm trực tuyến là một bệnh và nó cần được chính thức thừa nhận rằng có thể có hại cho sức khỏe tâm thần của con người.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Hannover ở Đức cho biết họ có thể xác định chính xác các triệu chứng và đặc điểm của bệnh này như thế nào cũng như nó ảnh hưởng đến tâm trí con người ra sao.
“ Rối loạn mua sắm” (BSD) đã được công nhận trong nhiều thập kỷ, nhưng các chuyên gia nói rằng, trong thời đại internet hiện đại như ngày nay thì nó lại mang một ý nghĩa hoàn toàn mới và có thể gây ảnh hưởng tới 1/20 người. Những người bị ám ảnh với việc chi tiêu, mua sắm trực tuyến có thể sẽ tích trữ những thứ họ đặt hàng, cuối cùng là dẫn tới nợ nần, tranh cãi với những người thân yêu và hoàn toàn mất tự chủ.
“Đã đến lúc cần nhận ra rằng BSD là một bệnh tâm thần riêng biệt và nó cần được chia sẻ nhiều hơn trên internet”, tiến sĩ, bác sĩ Astrid Mller nói.
Trong một nghiên cứu, bác sĩ Mller, một nhà trị liệu tâm lý tại Trường Y khoa Hannover ở Đức và các đồng nghiệp của cô, đã xem xét bằng chứng từ 122 bệnh nhân nghiện mua sắm trực tuyến và thấy họ có tỉ lệ trầm cảm và lo lắng cao hơn bình thường.
Họ cho rằng sự gia tăng của các shop (cửa hàng) bán hàng trực tuyến, ứng dụng và giao hàng tận nhà chính là các yếu tố góp phần khiến cho một người trở nên… nghiện mua sắm. Internet đã giúp cho việc mua sắm trở nên thuận tiện, không lộ danh tính, dễ tiếp cận và chi trả đơn giản hơn. Có những cửa hàng bán hàng trực tuyến làm việc 24/24 giờ, mọi người có thể mua đồ mà không phải đối mặt với chủ cửa hàng hoặc đến tận nơi. Không những có thể mua trực tuyến, họ còn có thể mua giảm giá và với số lượng lớn.
Nhưng tiến sĩ Mller và nhóm nghiên cứu cho biết điều này có nghĩa là những người trẻ t.uổi hơn đang có dấu hiệu rối loạn mua sắm. Nó ảnh hưởng đến 5% dân số và có tác động nghiêm trọng về mặt tinh thần.
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng rối loạn mua sắm, đặc biệt là hình thức mua sắm trực tuyến, có thể gây ra một vòng lặp là “cực kỳ thèm muốn mua một số thứ và sự thỏa mãn khi được tiêu t.iền”. Điều này sau đó có thể dẫn đến một sự cố trong tự kiểm soát, “cực kỳ đau khổ” khi không được thỏa mãn, các vấn đề tâm thần khác, khó khăn trong mối quan hệ và sự lộn xộn về thể chất cũng như có thể dẫn tới nợ nần.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Comprehensive Psychiatry (Tâm thần toàn diện).
Những dấu hiệu cho thấy một người nghiện mua sắm
Rối loạn mua bắt buộc thường xảy ra bên cạnh tâm trạng khác, như lo lắng hoặc rối loạn ăn uống, hoặc lạm dụng chất gây nghiện.
Nó thường xuất hiện ở t.uổi vị thành niên muộn hoặc ở những người trong độ t.uổi 20 và thường trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
Các dấu hiệu có thể bao gồm:
– Bạn không thể giữ được t.iền lâu trong túi.
– Bạn không thể theo dõi được việc chi tiêu của mình.
– Việc mua sắm chi phối những sở thích khác cũng như công việc của bạn.
– Bạn mua sắm không cần lý do.
– Bạn mua những sản phẩm không cần thiết mà không cân nhắc đến tình hình tài chính.
– Bạn có cảm giác hưng phấn khi mua sắm hoặc khi đặt chân đến các trung tâm mua sắm.
– Bạn giấu giếm việc mua hàng không để những người thân yêu của mình biết.
Theo Helino
4 Thang đ.ánh giá trầm cảm mà mọi người nên làm thử, nhận biết sớm để tránh những hậu quả đáng tiếc!
Ai cũng nên dành chút thời gian để tự đ.ánh giá mức độ trầm cảm của bản thân nhằm nhận biết và điều trị kịp thời, đừng để những điều tồi tệ nhất có thể xảy đến vì căn bệnh này!
Chiều ngày 14/10, nữ ca sĩ Kpop Sulli đã t.ự t.ử tại nhà riêng khi t.uổi đời chỉ mới tròn 25. Theo nhiều nguồn tin, nguyên nhân khiến “công chúa SM” chọn đến cái c.hết có thể là do cô mắc bệnh trầm cảm nặng. Đáng chú ý rằng, Sulli chính là cái tên mới nhất trong danh sách rất nhiều ngôi sao, nghệ sĩ (không chỉ ở Kpop mà còn trên thế giới) đã t.ự t.ử vì căn bệnh tâm lý đáng sợ này.
Bệnh trầm cảm (Depression) là một chứng rối loạn tâm trạng thường gặp, người bệnh trầm cảm thường có hai triệu chứng chính là: có tâm trạng buồn bã, có thể hay khóc, mất động lực, hứng thú trong mọi việc. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác chẳng hạn như: rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, chuyển động chậm chạp, dễ bị kích động, cảm giác thất vọng và tội lỗi về bản thân,…
Cần lưu ý rằng những triệu chứng và dấu hiệu trên thường xuất hiện ở trầm cảm dạng nhẹ, nếu ở mức độ nghiêm trọng bệnh này có thể khiến con người nảy sinh ý định t.ự t.ử hoặc cố tìm cách tự tử!
Trong cuộc sống, ai trong chúng ta dù muốn hay không cũng đều phải đối mặt với những áp lực nhất định, có thể xuất phát từ mọi khía cạnh: học tập, công việc, gia đình, xã hội,… – đó là điều tất yếu! Và chắc rằng sẽ có nhiều lúc con người ta yếu lòng, kiệt sức và gục ngã trước sức ép quá khủng khiếp từ chúng. Trầm cảm chính xuất phát từ đó, từ những sức mạnh tưởng chừng như vô hình ấy!
Hãy dành vài phút tạm ngơi nhiệm vụ của bản thân để làm thử ngay 4 thang đo mức độ trầm cảm này để tự đ.ánh giá, nhận biết xem mình có đang rơi vào vòng xoáy đáng sợ của căn bệnh tâm lý nguy hiểm này không:
18 câu hỏi của Ivan K. Goldberg
Bác sĩ Ivan K Goldberg là một bác sĩ tâm thần học nổi tiếng từng sống ở New York. Ông có chuyên về điều trị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực. Một trong những điều nổi tiếng nhất của ông là bài tự trắc nghiệm để biết mình có trầm cảm hay không.
Link
Patient Health Questionnaire (PHQ-9)
Bảng câu hỏi đ.ánh giá trầm cảm PHQ-9 do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Điểm số PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 88% với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng.
Link
Thang đ.ánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS 21, DASS 42)
Thang đ.ánh giá DASS 21 (gồm 21 câu hỏi) hay DASS 42 (Depression – Anxiety – Stress Scale) gồm 42 câu hỏi, là hai thang đo chẩn đoán khá phổ biến, chính xác và nhanh chóng về mức độ rối loạn lo âu – trầm cảm mà chúng ta có thể tự làm trong vài phút.
Link DASS 21
Link DASS 42
Thang đ.ánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20)
Thang Đ.ánh giá trầm cảm thanh thiếu niên (RADS 10 – 20) là thang tự đ.ánh giá nhằm xác định các thanh thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm do William M. Rcynolds xây dựng năm 1986. Thang RADS đã được Việt hóa bởi các bác sỹ tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia và đưa vào sử dụng tại viện từ năm 1995. RADS là thang tự đ.ánh giá ngắn gọn gồm 30 đề mục để đ.ánh giá mức độ hiện thời của các triệu chứng học trầm cảm ở thanh thiếu niên theo bốn thành phần cơ bản của trầm cảm: loạn khí sắc, cảm xúc tiêu cực/mất hứng thú, tự đ.ánh giá tiêu cực và phàn nàn về cơ thể.
Link
Theo Helino