Nguy hại khi tự dùng thuốc “bổ thận, tráng dương”

Thuốc “bổ thận, tráng dương” của y học cổ truyền (YHCT) được dùng là những bài thuốc, vị thuốc chỉ được dùng để chữa các chứng bệnh mang tính chất “thận dương hư suy”, còn thuốc dùng trong Tây y gọi là thuốc trị “rối loạn cương”. Cả hai loại thuốc này nếu dùng tùy tiện có khi chỉ gặp sự nguy hại khôn lường.

Hầu hết các loại thuốc bổ thận, tráng dương của YHCT và Tây y nói chung, nếu là thuốc thật sự và dùng thuốc đúng cách, có thể cho tác dụng giúp cho nam giới tăng cường sinh lực, sung mãn hơn trong việc sinh hoạt giường chiếu. Trong đó, có thuốc bổ thận có tác dụng bổ sung kích thích cơ thể sinh ra nội tiết tố nam testosterone, đây là một loại nội tiết tố chính trong cơ thể có khả năng giúp nam giới sản sinh ra lượng t.inh d.ịch nhiều hơn và tăng cường ham muốn giường chiếu.

Tác dụng của thuốc bổ thận, tráng dương của YHCT được cho là kích thích cơ thể, trong đó có hệ s.inh d.ục, tự phục hồi khả năng của mình chứ không phải là sự thay thế như ta dùng liệu pháp hoóc-môn s.inh d.ục của y học hiện đại.

nguy hai khi tu dung thuoc bo than trang duong d18471

Thuốc bổ thận, tráng dương đông y

Nhiều thầy thuốc YHCT cho rằng, thuốc bổ nói chung và thuốc bổ thận, tráng dương nói riêng của YHCT cũng có vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết cho việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của con người, cải thiện đời sống sinh lý của nam giới. Vấn đề là khi sử dụng phải hiểu và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc dùng thuốc của YHCT. Suy cho cùng, dù là thuốc bổ hay thuốc trị bệnh, nếu người ta sử dụng chúng không đúng bệnh, đúng người, đúng phương pháp thì không thể đạt được hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây ra những hậu quả rất đáng tiếc.

Nếu dùng thuốc YHCT không đúng, như người bị liệt dương, x.uất t.inh sớm thuộc thể “âm hư hỏa vượng” mà lại dùng các chế phẩm YHCT là các vị thuốc bổ dương và thuần dương, hậu quả sẽ lâm vào tình trạng “lợi bất cập hại”, không chữa được gì hết. Chẳng khác nào bắt một con ngựa đã què phải leo dốc trong khi chiếc xe mà nó kéo lại là xe “bánh vuông”?! Phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, xác định chính xác phần nào hư để mà bổ, bổ sao cho đủ không thiếu không thừa mới có thể mang lại hiệu quả.

Thuốc bổ thận, tráng dương của YHCT phần lớn là các loại dược thảo và dùng ở dạng rượu thuốc, nhưng cần lưu ý thuốc loại này cũng có những độc chất như thuốc tây y; vì vậy, phải thật cẩn trọng khi sử dụng. Vì nghe lời truyền miệng, đồn đại về một toa thuốc, vị thuốc nào đó “bổ thận, tráng dương” nhiều đấng mày râu tự tiện, sử dụng – trong khi chưa biết trong thuốc ấy thật giả như thế nào, có chứa độc chất hay không. Lạm dụng không chỉ dẫn không đến không hết liệt dương, x.uất t.inh sớm mà còn bị viêm gan, suy thận cấp rất tệ hại. Đã có báo cáo từ các bệnh viện, không ít người đột nhiên phải nhập viện vì suy thận cấp, cũng không ít người rơi vào tình trạng phải lọc m.áu, chạy thận cả đời vì chức năng thận không thể hồi phục sau khi dùng mấy loại thuốc được thần thánh hóa là bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực của cánh đàn ông.

Đối với Tây y, thuốc bổ thận, tráng dương chủ yếu trị rối loạn cương, được định nghĩa như sau:

“Rối loạn cương (RLC) là tình trạng không đủ khả năng đạt tới hoặc duy trì sự cương của nam giới đủ cho sự g.iao h.ợp bình thường, và tình trạng này kéo dài, xảy ra nhiều lần trong ít nhất là ba tháng”.

nguy hai khi tu dung thuoc bo than trang duong e3ed38

Thuốc bổ thận, tráng dương nếu dùng tùy tiện có khi chỉ gặp sự nguy hại khôn lường.

Nếu tình trạng rối loạn chỉ xảy ra đôi ba lần trong thời gian ngắn (ít hơn 3 tháng), do tác động của những tình huống bất thường (như phiền muộn, trầm cảm, do tác động của rượu) thì đó chưa phải là bệnh mà là rối loạn tạm thời, sự ổn định tâm lý sẽ giúp khắc phục rối loạn. Còn tình trạng rối loạn kéo dài hơn 3 tháng, người bệnh cần đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và nếu cần sẽ được điều trị.

Hiện nay có 3 loại thuốc viên uống được chấp thuận dùng trong điều trị RLC: sildenafil (Viagra), vardenafil (Levitra), tadalafil (Cialis).

Thuốc thuộc nhóm có tên thuốc ức chế men PDE5 vì ức chế cạnh tranh và chọn lọc làm cho enzym phosphodiesterase (PDE) týp 5 không hoạt động. Nhờ vậy, thuốc ức chế PDE5 có tác dụng làm giảm nồng độ canxi trong tế bào cơ trơn mạch m.áu ở d.ương v.ật, mạch m.áu d.ương v.ật giãn ra giúp dồn m.áu vào xoang thể hang và giúp khởi phát, duy trì sự cương. Tức là, ta có thể hình dung d.ương v.ật như một mạch m.áu lớn. Khi dùng thuốc ức chế PDE5 và có kèm theo sự kích thích t.ình d.ục, thuốc làm cho mạch m.áu lớn này nở rộng ra, m.áu đi vào d.ương v.ật nhanh hơn là m.áu thoát ra. Kết quả là có sự “trên bảo dưới sẽ nghe” tức có sự cương.

Do cơ chế của thuốc có liên quan đến mạch m.áu, cho nên có lời khuyên, những người bị các bệnh lý tim mạch, trong đó có những người bị bệnh tăng huyết áp, thận trọng tránh dùng thuốc. Đặc biệt, thuốc ức chế PDE5 có chống chỉ định(tức hoàn toàn không được dùng) ở người đang dùng thuốc là dẫn chất nitrat, nitrit (như nitroglycerin dạng uống hoặc dùng băng dán trên ngực, người bị các bênh lý tim mạch thường dùng thuốc loại này). Bởi vì, sẽ có tương tác thuốc gây tụt huyết áp nguy hiểm. Riêng vardenafil và tadalafil còn chống chỉ định khi đang dùng thuốc chẹn alpha trị bệnh tim mạch (prazosin, doxazosin…).

Thuốc trị RLC hiện nay chỉ nên dùng khi đã được bác sĩ chuyên khoa (nam khoa, tiết niệu, nội tiết…) khám và chỉ định thuốc, chứ không thể dùng tùy tiện. Người bị RLC phải kể rõ cho bác sĩ biết mình đang bị các loại bệnh gì, trong đó có bệnh tim mạch hay đái tháo đường, đang dùng các loại thuốc gì. Như vậy, việc dùng thuốc mới an toàn.

Cần lưu ý, hiện nay có tình trạng thuốc Đông y giả mạo và một số chế ph ẩm thực phẩm chức năng gian dối có chứa thuốc trị RLC Tây y. Đấng nam giới nào tự mua thuốc bổ thận, tráng dương trôi nổi theo lời mách bảo và tùy tiện dùng các thứ giả mạo vừa kể thì thật là nguy hiểm.

Theo suckhoedoisong.vn

Vào đông uống những trà dược này sẽ hết mệt mỏi lại đẹp da

Uống trà thảo dược, hoa khô được rất nhiều người ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe, rẻ t.iền, dễ kiếm và dễ dùng. Nhưng dùng sao cho đúng?

Mùa đông nên dùng những loại trà dược này

Có nhiều cách để phục hồi sức khỏe và trà dược y học cổ truyền được khuyến cáo nên dùng, cả nam và nữ đều dùng tốt vì dễ pha uống. Ngoài thời tiết, thì cần dựa vào thể chất người uống để chọn loại trà dược phù hợp, hiệu quả.

vao dong uong nhung tra duoc nay se het met moi lai dep da 839fc5

Trà dược mùa đông nhiều người thích uống. Ảnh minh họa.

Theo Ths. BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), trà dược liệu chỉ một loại chế phẩm dùng trà, hoặc lấy trà làm chủ phối hợp với các vị thuốc. Hay nói rộng hơn đó là dạng thực – dược phẩm gồm một hay nhiều loại dược liệu hoặc thực phẩm được chế biến và sử dụng như trà uống hàng ngày, nhưng thực ra không có lá trà trong đó. Vào đông có thể dùng các loại trà dược như sau:

vao dong uong nhung tra duoc nay se het met moi lai dep da cfa218

Có rất nhiều loại trà thảo dược. Ảnh minh họa.

* Quế chi cam thảo trà (ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích khí), rất tốt cho người lao động ngoài trời vào mùa đông, hoặc người sản xuất nước đá, đông lạnh… Nhưng những người có chứng viêm nhiệt không nên dùng.

Quế chi 10g, cam thảo sống 5g nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

* Hoàng kỳ táo khương trà (ích khí phù chính, hòa dinh cố biểu), dùng rất tốt cho những người làm việc trong thời tiết gió rát, băng giá, dễ bị cảm mạo.

Hoàng kỳ sao 10g, đại táo 3 quả bỏ hạt, gừng tươi 2 lát. Các vị thuốc nghiền vụn hãm với nước sôi trong 15 phút, uống thay trà trong ngày.

* Nhân sâm đại táo trà (bổ khí sinh huyết, chống mệt mỏi sau lao động nặng). Nhân sâm 3-5g thái phiến, đại táo 10 quả bỏ hạt, hãm với nước sôi trong bình kín, để 15 phút sau thì uống , sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

* Nhân sâm liên tử trà (bổ tỳ ích phế, cường tráng thân thể). Nhân sâm 6g thái phiến, liên tử (hạt sen) 10g đ.ập vụn ngâm nước 30 phút, thêm đường phèn vừa đủ rồi hấp cách thủy 1 giờ là được. Uống nước ăn cái trong ngày.

* Ngũ vị táo nhân kỷ tử trà (định tâm an thần, kiện não ích trí), rất tốt cho những người lao động trí óc dễ căng thẳng thần kinh.

Ngũ vị tử 6g, toan táo nhân sao đen 6g. Các vị nghiền vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

* Thủ ô đan sâm trà (ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ rất tốt), dùng cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Nhưng những người huyết áp thấp không nên dùng.

Hà thủ ô chế 25g, đan sâm 25g, mật ong lượng vừa đủ. Các vị thuốc tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

* Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà (ôn bổ can thận, làm mạnh gân cốt), rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều.

Ba kích 20g, ngưu tất 15g, đỗ trọng 20g, ngũ vị tử 9g. Các vị nghiền vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Ngoài chống mệt mỏi do lao động các loại trà dược nói trên dùng thường xuyên còn góp phần chữa trị các chứng bệnh mạn tính.

vao dong uong nhung tra duoc nay se het met moi lai dep da 8c0221

Pha trà thảo dược rất dễ làm. Ảnh minh họa.

Cách dùng trà dược thảo an toàn

Vào đông còn có những loại trà dược, hoa khô hữu ích, giúp giữ nhiệt, tốt cho sức khỏe nhờ các thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất khác. Sáng ra hãy dùng 1 tách trà nóng giúp cơ thể ấm áp.

Các loại trà hay được dùng vào đông là trà la hán, trà bạc hà, trà đen gừng, trà sả, trà hoa hồng.

Trà hoa cúc vàng có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh, cúm, viêm mủ da, hoa mắt, tăng huyết áp…

Các loại trà hoa cúc khác có tác dụng chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt, giảm căng thẳng, tâm trạng thư thái, ngủ sâu giấc, kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường…

Trà gừng (giữ ấm cơ thể, ngừa cảm lạnh), uống đều 2-4 tách trà gừng còn giúp long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường thở, kháng khuẩn và vi rút, tốt cho hệ hô hấp, tiêu hóa…

Bên cạnh các loại trà dược còn có các loại hoa khô được ưa chuộng trên thị trường như atiso, bạc hà, hoa cúc, khổ qua… hương vị thanh mát, thơm dịu. Mỗi loại trà dược, hoa khô đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm ở các mức độ khác nhau.Trà dược, hoa khô lại hay được ngâm uống trực tiếp, uống nhiều ngày nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, ngộ độc (do dư chất hóa học tồn tại trong hoa khô rất cao), hoặc gây ra những bệnh lý khó lường.

Vì vậy theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), trà hoa khô khó biết được thực sự nguồn gốc vì nếu là hàng trôi nổi sẽ không được kiểm soát về an toàn thực phẩm, về các dư lượng hóa học theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (chưa kể quy trình sản xuất, tẩm ướp và chế biến hoa, nguồn gốc hoa cũng như bảo quản trà có bị nấm mốc, biến chất hay không…) nên người tiêu dùng cần phải mua trà hoa khô ở những địa chỉ uy tín, có hạn sử dụng rõ ràng.

vao dong uong nhung tra duoc nay se het met moi lai dep da c02623

Cần có tư vấn của thầy thuốc để chọn loại trà phù hợp. Ảnh minh họa.

Các thầy thuốc đông y đều khuyên, trà dược, hoa khô là các dược liệu có tính năng chữa bệnh, có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của thảo dược, nếu không phải là rau củ quả ăn hàng ngày (như hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng, thìa canh… thì không nên uống thường xuyên.

Mỗi loại thảo dược lại có thành phần hóa học, tính chất hàn nhiệt và công dụng khác nhau nên cần dùng đúng cách, pha đúng chuẩn kẻo rước họa vào thân. Các loại trà dược, hoa khô thiên nhiên chỉ tốt khi đủ tiêu chuẩn chất lượng, và dùng đúng thể trạng mỗi người. Vì vậy cần có tư vấn của thầy thuốc để chọn loại trà phù hợp, lắng nghe cơ thể khi dùng để trà dược, hoa khô phát huy hiệu quả tốt.

Lưu ý để tránh tác hại không đáng có khi uống trà dược:

– Chọn mua các loại trà dược, hoa khô ở nơi bán uy tín, có chứng nhận an toàn thực phẩm, có thương hiệu xuất xứ, nơi sản xuất trà chất lượng cao, đáng tin cậy, có hạn sử dụng và cách dùng trên bao bì để dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

– Tránh mua trà dược trôi nổi;

– Không mua cả cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn.

– Không dùng các loại hoa khô để lâu vì dễ bị biến chất, nấm mốc.

– Khi pha trà cần tráng qua nước sôi ở nước đầu tiên.

– Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối.

– Không nên uống trà dược khi quá no, hoặc quá đói.

– Sau khi ăn đồ sống lạnh thì giảm uống trà dược để tránh bị rối loạn tiêu hóa.

– T.rẻ e.m, người già và những người tỳ vị hư yếu mà uống nhiều trà dễ bị lạnh bụng, đi lỏng.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú nên dùng thực phẩm thay cho các dạng trà.

Người đang uống thuốc Tây thì không nên uống trà dược, hoa khô ngay sau khi uống thuốc, muốn dùng cần có ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị để tránh tương tác thuốc, giảm hiệu quả điều trị. Thời điểm uống trà dược, hoa khô tốt nhất sau khi dùng thuốc 1-2 giờ (để tránh các thành phần tanin có trong hầu hết loại trà cản trở việc hấp thu thuốc).

Ngọc Hà

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *