Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa có báo cáo gửi Sở Y tế Nghệ An về trường hợp bệnh nhi 9 tháng t.uổi t.ử v.ong vào sáng qua.
Theo đó, cháu Nguyễn Đăng K. (9 tháng t.uổi, trú tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành) nhập viện vào khoa cấp cứu ngày 7/11, trong tình trạng sốt cao liên tục 39,5 độ C, kèm theo ho, khò khè, mệt.
Bác sĩ chuẩn đoán cháu bị viêm phổi nặng, cúm, viêm não – màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Quá trình điều trị, cháu K. được tiêm kháng sinh Ceftazidime và Tobramycin, hỗ trợ dịch truyền và khí dung, hạ sốt.
BV Sản Nhi Nghệ An nơi xảy ra sự việc
Đến 11h30 ngày 16/11, bệnh khi tiêm kháng sinh Tobramycin ngày thứ 3, Rocephin ngày đầu tiên. Sau tiêm 3 phút cháu K. xuất hiện tím tái, mạch nhanh, khó thở, nổi vân tím toàn thân.
Các bác sĩ nhanh chóng xử trí theo phác đồ sốc phản vệ, tiêm bắp Adrenalin, bóp bóng oxy qua nội khí quản, đồng thời chuyển bệnh khi sang khoa Hồi sức chống độc.
Báo cáo của BV Sản Nhi Nghệ An gửi Sở Y tế
Tại đây, cháu K. được các bác sĩ chống sốc, dùng vận mạch, lập 2 đường truyền tĩnh mạch, lắp điện cực trước tim và thống nhất chẩn đoán, tiên lượng nặng.
Đến 22h30 cùng ngày, trẻ được truyền m.áu, làm xét nghiệm công thức m.áu, sinh hóa m.áu và khí m.áu.
Khoảng 1h30 ngày 17/11, cháu K. bị ra m.áu mũi, xuất hiện phù chân tay, thiếu niệu, mạch khó bắt… Đến 6h30 cùng ngày, bệnh nhi t.ử v.ong.
BV Sản Nhi Nghệ An chuẩn đoán bệnh nhi t.ử v.ong do suy hô hấp, viêm phổi nặng, sốc nhiễm khuẩn chưa loại trừ sốc phản vệ.
Theo vietnamnet
Kháng thuốc: SOS
Hiện nay, nhiều người chỉ mới cảm sốt hay ho, dù chưa cần dùng nhưng cũng có thể tự ý sử dụng kháng sinh. Và tình trạng người bán thuốc vào vai bác sĩ vẫn diễn ra phổ biến tại các nhà thuốc… Báo Nghệ An ghi nhận ý kiến của những người liên quan.
Chị N.T.L, 33 t.uổi, phường Hưng Dũng:
“Con tôi 5 t.uổi, ho sốt 2 hôm nay nên tôi ra mua thuốc về cho con uống. Những lần trước mua thuốc ở đây về tôi thấy con thôi bệnh, khỏe nhanh. Tôi vẫn biết là cho con đi khám bệnh, điều trị thì tốt hơn nhưng đi bệnh viện thì phải chờ đợi rất lâu, tốn kém đã đành, nhiều khi vào viện có nhiều cháu mắc bệnh khác lại lây sang con mình thì khổ. Nói chung thì người bán cho mình thuốc gì, hướng dẫn sử dụng sao thì mình biết theo vậy thôi…”.
Chủ một nhà thuốc đường Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh:
“Là dược sĩ, cũng được học hành, nghiên cứu đầy đủ nên hiểu rõ công dụng, hướng dẫn liều lượng cho người mua chứ. Tôi biết là tự ý bán thuốc kê đơn là không đúng nhưng mình không bán thì họ cũng sang nhà thuốc khác mua thôi. Vừa rồi, tôi cũng đã được tập huấn về việc kết nối nhà thuốc nhưng thấy rối rắm quá, như phải nhập thông tin người mua, tên thuốc, giá thuốc; rồi phải mua máy tính, nối mạng, trả t.iền phần mềm… Chỗ mình nhà thuốc đạt chuẩn GPP rồi thì đáng lo chi. Nên lo là thuốc bán trên mạng kìa”.
Bác sĩ CKI Ngô Nam Hải – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, chống độc, thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh:
Vấn đề kháng thuốc, ngoài nhận thức của người dân còn có lỗi lớn của người bán thuốc. Người bán thuốc đang bán kháng sinh vô tội vạ. Họ dựa trên những đơn thuốc cũ của bác sĩ để tự ý kê, bán thuốc cho người bệnh có triệu chứng tương tự. Trong khi bệnh lý, biểu hiện giống nhau nhưng ở mỗi người lại phải dùng thuốc khác nhau. Phải hiểu rằng: Dược sĩ, người bán thuốc không có khả năng kê đơn, không được phép tự ý bán thuốc kháng sinh.
Tình trạng kháng thuốc còn do một số bác sĩ ở phòng khám tư. Các bác sĩ này muốn bệnh nhân khỏi bệnh thật nhanh mà không suy xét hậu quả sau này khi cho bệnh nhân sử dụng phổ kháng sinh rất rộng, diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong người chúng ta có rất nhiều loại vi khuẩn, có vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Việc dùng phổ kháng sinh rộng khiến cả quần thể vi khuẩn thay đổi, biến đổi gen để chống lại kháng sinh phổ rộng, chưa kể đến nhiều vi khuẩn có lợi cũng bị diệt đi.
Trước đây, ở Bệnh viện Đa khoa thành phố rất ít vi khuẩn kháng thuốc; nhưng bây giờ vi khuẩn kháng thuốc rất là nhiều. Vi khuẩn có ở những bệnh nhân nặng được các bệnh viện tuyến Trung ương chuyển về điều trị, thở máy tại đây. Nhiều vi khuẩn kháng hết tất cả các loại kháng sinh. Phải nói rằng, bác sĩ tuyến trên dùng kháng sinh rất mạnh, phổ rất rộng.
Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Anh Sơn – Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An:
“Kháng thuốc có thể chia làm 2 loại: kháng thuốc trong bệnh viện và kháng thuốc trong cộng đồng. Các nghiên cứu đã chứng minh những bệnh nhân nằm viện một thời gian dài sẽ xuất hiện kháng thuốc. Và kháng thuốc cộng đồng là do lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài nguyên nhân ở người dân, dược sĩ, người bán thuốc, bác sĩ thì một nguyên nhân lớn nữa là do việc lạm dụng kháng sinh trong việc trồng trọt, chăn nuôi, thực phẩm chứa kháng sinh.
Nghệ An đang có nhiều bệnh nhân kháng thuốc. Năm 2016, UBND tỉnh có đặt hàng cho Sở Y tế Nghệ An đề tài nghiên cứu tình trạng kháng thuốc ở t.rẻ e.m, người lớn nói chung. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An có tham gia đề tài tình trạng kháng kháng sinh ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi tại bệnh viện. Qua quá trình 2 năm thực hiện, có 600 bệnh nhân đã được lựa chọn nghiên cứu. Trong đó, có 18% bệnh nhân có vi khuẩn mọc, tức là ít nhất kháng từ 1 loại kháng sinh trở lên.
Khi bệnh nhân kháng thuốc, phải nói rằng cực kỳ khó khăn để điều trị. Bệnh nhân kháng thuốc có 2 mức độ là kháng thuốc và đa kháng. Với bệnh nhân kháng thuốc, chúng tôi sẽ hội chẩn các khoa liên quan để tìm phác đồ điều trị phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả điều trị, không để tác dụng phụ cho bệnh nhân. Ở bệnh viện đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân kháng thuốc đa kháng (kháng 3 kháng sinh trở lên, 2 nhóm kháng sinh khác nhau).
Với bệnh nhân đa kháng, ngoài hội chẩn trong bệnh viện còn cần phải hội chẩn với tuyến trên, để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả người bệnh. Điều trị bệnh nhân đa kháng rất là khó, nhiều khi mình phải chấp nhận những thuốc có thể để lại tác dụng phụ nhằm bảo toàn tính mạng bệnh nhân”.
Dược sĩ Trần Minh Tuệ – Phó Giám đốc Sở Y tế Nghệ An:
“Đầu năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành “Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020”. Sở Y tế Nghệ An đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án này. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, Sở Y tế – cơ quan chủ trì, chỉ đạo đã tiến hành thành lập ban chỉ đạo và triển khai phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các sở ban, ngành, địa phương liên quan, như Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tuyên truyền về vấn đề kháng thuốc, kê đơn và bán thuốc kê đơn…
Ngành y tế cũng tiến hành đào tạo, tập huấn, hướng dẫn về vấn đề kê đơn, bán thuốc cho các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, người tham gia vào chuỗi cung ứng thuốc, người bán thuốc. Ngành y tế đã giao cho Trường Đại học Y Vinh thực hiện nghiên cứu vấn đề kê đơn và nhận thức người dân. Cùng với đó, Sở Y tế cũng đã thành lập các đoàn thanh tra kiểm tra vấn đề kê đơn và bán thuốc kê đơn trong địa bàn toàn tỉnh.
Đặc biệt, trong năm 2018, Nghệ An triển khai sớm việc kết nối liên thông các cơ sở bán lẻ thuốc. Khi liên thông, chúng ta sẽ kiểm soát được nguồn gốc, xuất xứ của thuốc và quan trọng nhất là hạn chế được tình trạng bán thuốc không kê đơn. Hiện nay, vấn đề kết nối đã được triển khai tới tất cả các nhà thuốc, một số quầy thuốc. Nghệ An đặt ra lộ trình đến hết năm 2019 sẽ kết nối 100% cơ sở bán lẻ thuốc trên tỉnh Nghệ An.
Hiện nay, vấn đề kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn, ngành y tế rất chú trọng và thực hiện quyết liệt. Tuy nhiên, việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn ở nhận thức của người dân vẫn đến cơ sở mua thuốc để tự điều trị. Thứ đến, người bán vẫn không tuân thủ các quy định. Chế tài xử lý vi phạm bán thuốc kê đơn chưa đủ sức răn đe, theo Nghị định 176 thì nếu vi phạm chỉ phạt từ 200.000-500.000 đồng/lần. Việt Nam cũng chưa có chế tài để xử lý những cơ sở bán lẻ thuốc không thực hiện kết nối liên thông”.
Sở Y tế Nghệ An kiểm tra việc bán thuốc theo đơn ở một quầy thuốc.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, 90% số nhà thuốc tại Việt Nam bán thuốc kháng sinh không kê đơn, 87% người dân có thể dễ dàng đến nhà thuốc mua kháng sinh không theo đơn của bác sĩ.
Hàng năm, trên thế giới có hàng triệu người c.hết do kháng thuốc, trong đó có 1,4 triệu t.rẻ e.m. Nếu kháng thuốc, người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ t.ử v.ong tăng ở tất cả các nhóm t.uổi.
Thanh Sơn – Thành Cường
Theo baonghean