Ô nhiễm không khí và bệnh phổi

Tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) khoảng 4,4% ở người trên 40 t.uổi và tỉ lệ này có xu hướng ngày một tăng.

GS.TS Ngô Quý Châu – Phó giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội Hô hấp Việt Nam cho biết như vậy tại Hội nghị hô hấp châu Á-Thái bình dương (APSR) lần thứ 24 diễn ra từ ngày 14-17/11 được tổ chức tại Hà Nội.

o nhiem khong khi va benh phoi b7033b

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân chính gây COPD.

Bệnh nhân nhập viện gia tăng

Nguyên nhân chính gây COPD, ngoài yếu tố do hút t.huốc l.á, thuốc lào, thì ô nhiễm môi trường (do khói bụi từ các phương tiên giao thông, từ khói bếp than, khói đốt rơm rạ) là yếu tố quan trọng. COPD là tình trạng viêm, tổn thương phổi không hồi phục.

Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS Vũ Văn Giáp – Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho hay, các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn.

“Chúng tôi có kết hợp với Đại học Y tế công cộng, Bệnh viện Nhi Trung ương nghiên cứu về tần suất nhập viện của bệnh hô hấp, bệnh tim mạch tại Hà Nội. Kết quả cho thấy, trong những đợt ô nhiễm không khí cao điểm, tần suất nhập viện tăng lên. Như vậy, có mối liên quan giữa bệnh hô hấp với ô nhiễm không khí, với thời tiết giao mùa”, PGS.TS Vũ Văn Giáp cho biết.

Theo Tổ chức y tế thế giới, ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỉ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Do đó WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam – Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP.Hồ Chí Minh, cho hay tình trạng ô nhiễm không khí tại TP.Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác trên cả nước trong thời gian qua có tác động rất rõ ràng và nguy hiểm đến sức khỏe, song ít người để ý đến điều này.

Tình trạng này khiến nhiều người thường xuyên bị nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn là dị ứng gây hen suyễn. Chuyên gia này phân tích mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường.

Nếu môi trường không lành mạnh và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến “cửa ngõ của cơ thể” rất dễ xuất hiện và khó kiểm soát.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chất độc trong môi trường không khí ô nhiễm sẽ làm tăng độc tố trong m.áu. Sự tích tụ này về lâu dài có thể gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, từ đó dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim.

“Đây là những chất độc tính xuyên qua màng lọc của phổi, đi vào trong m.áu, cơ thể, ngấm vào các thành mạch gây nên tình trạng xơ vữa. Chúng có thể tác động gây bệnh tức thời như viêm phổi, viêm mũi, hen suyễn, phế quản. Về lâu dài, chúng sẽ lấp đầy trong phổi, gây xơ cứng phổi, 5-10 năm sau mới phát bệnh”, PGS Nam phân tích.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Giám đốc BV Phổi Trung ương (Hà Nội) cho rằng, ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là hai bệnh nguy hiểm nhưng khi phát hiện, bệnh đã diễn biến nặng.
Theo thống kê tại các bệnh viện lớn ở TP Hồ Chí Minh, trong tình hình ô nhiễm không khí, sương mù dày đặc, lượng bệnh nhân nhập viện do các bệnh hô hấp, tiêu hóa có xu hướng tăng.

BS Lê Hồng Điểm, Trưởng khoa Khám bệnh, BV quận Thủ Đức cho biết, mỗi ngày đơn vị này tiếp nhận khoảng 7.000 lượt bệnh nhân đến khám ngoại trú. Trong đó, số bệnh nhân đến khám các bệnh tiêu hóa, hô hấp tăng 10% so với tháng trước.

Còn đại diện BV Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh có xu hướng tăng so với tháng trước, nhiều nhất là các bệnh hô hấp, tiêu hóa.

Nên mang 2 lớp khẩu trang khi ra đường

Các chuyên gia cho biết, trong các thành phần gây ô nhiễm, không khí bụi mịn là yếu tố quan trọng nhất đối với chất lượng không khí. Do kích thước quá nhỏ bởi chúng ta hít phải nhưng cơ thể không cảm nhận được và không thể đẩy ra ngoài, bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào các phế nang gây tổn thương phổi, xơ phổi; chúng xuyên qua các phế nang, mao mạch xâm nhập vào hệ tuần hoàn chung của cơ thể, gây tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng đến tim mạch, gây các phản ứng viêm trong cơ thể. Các chất trung gian do phản ứng viêm gây đột quỵ não, tăng nguy cơ bệnh lý về tim mạch.

Do đó, theo các chuyên gia y tế người dân nên mang hai lớp khẩu trang để có tác dụng kháng khuẩn, kháng bụi tốt nhất. Lưu ý, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không nên che chắn quá nhiều nhiều lớp khẩu trang, quần áo. Điều đó có thể gây tác dụng ngược như khiến trẻ sốc nhiệt, mất nước, suy hô hấp. Cần lưu ý là khẩu trang vải, khẩu trang y tế thông thường không thể lọc được bụi mịn. Chúng chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi. Vì vậy, để ngăn được bụi PM 2.5, chuyên gia khuyến cáo cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng. Do đó, người dân cần trang bị khẩu trang N95 hoặc N99 để sử dụng khi ra đường. Trường hợp chỉ có khẩu trang y tế, người dân cần lồng hai chiếc vào nhau hoặc lót kèm khăn giấy bên trong để ngăn bụi.

Bên cạnh đó, để hạn chế chất độc từ khói bụi đi vào cơ thể, người dân cần vệ sinh nơi ở, thân thể, đặc biệt là làm sạch mũi hàng ngày. Các gia đình nên tăng cường rau củ và trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Đức Trân

Theo daidoanket

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội: Thể dục sáng khoẻ hay hại?

Không khí ở Hà Nội và TP.HCM đang ở mức độ ô nhiễm nguy hại với sức khoẻ con người. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân hạn chế ra ngoài vào thời gian không khí ô nhiễm, đồng thời không tập thể dục buổi sáng.

Ô nhiễm nặng vào buổi sáng và chiều tối, đêm

Bà Lê Thị Xuân Lan (nguyên Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ) nhận định cùng Zing.vn, rằng không khí ô nhiễmtại Hà Nội và TP.HCM đã đến mức báo động.

Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí AirVisual quốc tế, vào sáng nay (30/9), Hà Nội tiếp tục được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với mức độ ô nhiễm vượt qua báo động đỏ, lên tới ngưỡng tím với chỉ số chất lượng không khí (AQI) là 272 vào lúc 6h30 sáng. Đây là mức nguy hại đến sức khỏe người dân, nhất là người có t.iền sử bệnh hô hấp, tim mạch.

o nhiem khong khi o ha noi the duc sang khoe hay hai 64fda6

Hà Nội tiếp tục là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào sáng 30/9. Ảnh chụp màn hình.

Ghi nhận của hệ thống quan trắc không khí độc lập PAMAir cũng cho thấy tại nhiều điểm đo, mức độ ô nhiễm ở ngưỡng tím, cụ thể như tại điểm đo tại Bắc Từ Liêm AQI ở ngưỡng 249, Gamuda garden (Hoàng Mai) ở mức 238, Tây Hồ ở mức 241, Trần Quang Khải (Hoàn Kiếm) ở ngưỡng 204…

Chỉ số AQI từ 100 trở lên đã ảnh hưởng đến sức khỏe, nên khi AQI gần ngưỡng 200 thì mức độ gây hại sẽ cao hơn. Nguy hiểm nhất là bụi mịn PM2.5 và PM10 có kích thước rất nhỏ, đi sâu vào cuống phổi, gây ra các bệnh về hô hấp.

Điểm đặc biệt của đợt ô nhiễm không khí này là ô nhiễm nghiêm trọng nhất vào đêm, sáng sớm và chiều tối. Từ cuối buổi sáng đến chiều, chất lượng không khí được cải thiện. Nguyên nhân là do hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ cũng như tình trạng đốt rơm rạ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng như trên, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam khuyến cáo, người dân hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm ô nhiễm, các trường học hạn chế hoạt động ngoài trời. Người dân hạn chế đi tập thể dục buổi sáng bởi quá trình tập thể dục, việc thở gấp sẽ khiến lượng bụi vào cơ thể nhiều hơn, gây tác động nghiêm trọng hơn. Theo chuyên gia thì, tập thể dục buổi sáng hại hơn là lợi.

Các chuyên gia môi trường cũng khuyến cáo, vào giờ cao điểm ô nhiễm, người dân nên giảm hoạt động ngoài trời, sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn được bụi mịn PM2,5 thay cho các khẩu trang thông thường. Sau khi ở ngoài trời về nên xúc miệng, rửa mắt mũi và các bề mặt da tiếp xúc bằng xà bông. Đóng các cửa lưu thông với bên ngoài.

43% ca t.ử v.ong do bệnh hô hấp liên quan ô nhiễm không khí

Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ hại c.hết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%.

Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí. Do đó, WHO đã khuyến cáo nếu chúng ta không có biện pháp để bảo vệ môi trường, giữ cho bầu không khí trong lành, chất lượng không khí tốt thì con người sẽ là đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả và tiếp theo sẽ là thế hệ tương lai của chúng ta.

o nhiem khong khi o ha noi the duc sang khoe hay hai 5c9440

Chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí ô nhiễm nặng.

Khi chất lượng không khí kém, khói bụi trong môi trường nhiều thì người ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là những bệnh nhân có sẵn bệnh lý về hô hấp. Người bệnh sẽ thấy khó thở nhiều hơn, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của đợt cấp sẽ xuất hiện. Các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhâp viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. Do vậy, chuyên gia khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.

Nếu buộc phải đi ra ngoài thì nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công tình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn (khẩu trang y tế thông thường thì không thể cản được hạt bụi siêu mịn).

Với bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở – không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ điều trị, bác sĩ gia đình hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Thảo Nguyên

Theo kienthuc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *