Phương pháp điều trị HIV kiểu mới nhờ… bệnh sốt rét

Các nhà nghiên cứu Úc cho biết, khám phá về cách hệ thống miễn dịch đối phó với bệnh sốt rét có thể dẫn đến các phương pháp điều trị tốt hơn cho bệnh viêm gan C, HIV và lupus.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra trong các mô hình phòng thí nghiệm, các tín hiệu viêm mạnh do nhiễm sốt rét kích hoạt các phân tử sản xuất kháng thể mạnh để chống lại căn bệnh này.

phuong phap dieu tri hiv kieu moi nho benh sot ret 4c0518

Các nhà khoa học hi vọng sẽ sớm tìm ra phương pháp mới hơn trong việc điều trị HIV.

Các tín hiệu viêm tương tự được tìm thấy trong việc mắc bệnh sốt rét ở người, nhiễm virus mạn tính và rối loạn tự miễn dịch. Điều này cho thấy khám phá mới có thể được khai thác để phát triển các loại vắc-xin và liệu pháp mới có khả năng chống lại các bệnh như viêm gan C và HIV, lupus.

Nghiên cứu được dẫn dắt bởi nghiên cứu sinh tiến sĩ Ann Ly, bác sĩ Diana Hansen từ Viện nghiên cứu Y khoa Walter và Eliza Hall ở Melbourne, Úc, cùng với các cộng tác viên của Viện, tiến sĩ Yiang Liao và phó giáo sư Wei Shi, giáo sư Axel Kallies từ Viện Doherty.

Tiến sĩ Hansen và nhóm của cô cho biết đã dành cả thập kỷ qua để khám phá cách hệ thống miễn dịch của vật chủ đối phó với căn bệnh sốt rét.

“Mọi người đều biết rằng một cá nhân phải liên tục tiếp xúc với bệnh sốt rét trong nhiều thập kỷ để phát triển khả năng miễn dịch. Chúng tôi muốn biết điều gì làm cho bệnh sốt rét khác với rất nhiều bệnh khác, trong đó một lần phơi nhiễm duy nhất có khả năng miễn dịch suốt đời.

Chúng tôi đã xác định được “công tắc” phân tử điều khiển hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể mạnh và các tín hiệu viêm ảnh hưởng đến chức năng của nó. Nhắm mục tiêu phân tử này hoặc các phân tử khác trong cùng một con đường, có thể đưa ra cách tiếp cận chính xác hơn để điều trị những bệnh này hơn hiện tại”, tiến sĩ Hansen nói.

Trong các bệnh n.hiễm t.rùng mãn tính, bao gồm sốt rét và nhiễm virut như HIV hay viêm gan C mãn tính, tạo ra các kháng thể mạnh, chất lượng rất cao là rất quan trọng để làm sạch n.hiễm t.rùng.

“Hi vọng là chúng tôi sẽ có thể tạo ra vắc-xin hoặc liệu pháp “bật” các phân tử giúp tạo ra các tế bào B ưu tú để chống lại n.hiễm t.rùng mãn tính tốt hơn, hoặc “tắt” các phân tử tương tự trong các bệnh tự miễn để ngừng sản xuất các tế bào B, chẳng hạn như trong bệnh lupus”, tiến sĩ Hansen nói.

Trang Phạm

Theo dantri.com.vn/Medicalxpress

Loài cá chưa từng được biết trong khoa học, ăn vào nức nở khen ngon

Người dân sống ở đông nam nước Úc thường đ.ánh bắt và chế biến một loài cá mà khoa học chưa từng ghi nhận.

loai ca chua tung duoc biet trong khoa hoc an vao nuc no khen ngon f20604

Johnson cầm trên tay con cá chưa từng được ghi nhận.

Theo Independent, câu chuyện bắt đầu khi chuyên gia tại bảo tàng Queensland, Jeff Johnson, được một ngư dân gửi hình những con cá mú. Johnson đặc biệt chú ý đến một loài cá mà ông chưa từng thấy bao giờ.

Khi Johnson đề nghị ngư dân gửi mẫu cá để xác minh thì người này nói đã bán con cá ở chợ.

Johnson sau đó quyết định tự làm thám tử, mua 5 con cá lớn tại một chợ cá ở Brisbane, giống với con cá mà ông nhìn thấy trong ảnh.

“Ngay khi nhìn thấy chúng, tôi nghĩ đó là một loài mới, nên tôi mua cả 5 con cá và bắt đầu xác minh xem chúng là loài cá gì”, Johnson nói.

Nhà di truyền học của Bảo tàng Queensland, tiến sĩ Jessica Worthington Wilmer đã dùng đến thí nghiệm phân tử, so sánh với các mẫu vật khác, và đi đến kết luận rằng đây là một loài cá chưa từng được biết đến.

Loài cá mới được đặt tên là Epinephelus fuscomarginatus, sống ở ngoài khơi Queensland, ở độ sâu khoảng 220 mét.

Vẻ ngoài của loài cá mới này không có gì đặc biệt. Đây có thể là lý do vì sao chúng không được biết đến mãi cho đến nay. Chúng có nhiều điểm tương đồng với các loài cá cùng họ Epinephelus. Điểm khiến Johnson chú ý nằm ở việc chúng có ít hoa văn trên thân, và bộ vây có một vài cạnh đen. “Loài cá mới dài 70cm, đã được ngư dân Úc khai thác và đem bán ở chợ từ lâu. Tôi được biết rằng chúng còn rất ngon nữa”, Johnson nói.

Nghiên cứu khoa học về loài cá Epinephelus fuscomarginatus mới được công bố trên tạp chí Zootaxa.

Đăng Nguyễn

Theo Dân Việt

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *