Sản phụ dị dạng mạch thận hiếm gặp đã “vượt cạn” thành công

Dị dạng mạch thận khiến sản phụ mang thai ở tuần 32 bị giãn đài bể thận, nguy hiểm tính mạng cho cả hai mẹ con. Với những nỗ lực cứu chữa, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã kịp thời cứu sống cả hai mẹ con sản phụ.

san phu di dang mach than hiem gap da vuot can thanh cong e098f4

B.é t.rai được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Sản phụ Nguyễn Thị Lê (34 t.uổi, ở Nghệ An) xuất hiện tình trạng đái m.áu nhiều, đe dọa tính mạng của cả hai mẹ con ở tuần thai thứ 32. Gia đình đưa chị đến bệnh viện tỉnh thăm khám nhưng không tìm ra được nguyên nhân. Ngày 8-10, chị được chuyển ra Bệnh viện Bạch Mai.

BS Hoàng Anh Tuấn, Khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân Lê nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thắt lưng phải và vùng hạ vị kèm theo đái m.áu nhiều, nước tiểu đỏ sẫm. Hình ảnh siêu âm cho thấy đài bể thận phải giãn kèm theo nhiều m.áu cục trong đài bể thận phải và bàng quang.

“Nhận định đây là tình trạng cấp cứu đối với cả sản phụ và thai nhi, chúng tôi thực hiện hai cuộc hội chẩn toàn khoa và nhanh chóng đi đến quyết định mổ cấp cứu để lấy thai, sau đó chụp mạch thận để tìm nguyên nhân”, BS Tuấn cho hay.

Ngày 10-10 bệnh nhân được bác sĩ sản khoa mổ lấy thai với sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên khoa liên quan: nhi, huyết học truyền m.áu, gây mê hồi sức… sẵn sàng ứng cứu và xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với sản phụ và thai nhi. Sau 30 phút, kíp mổ đã lấy ra b.é t.rai nặng 1800g trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, trẻ không tự khóc được. Các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tim phổi sơ sinh ngay tại phòng mổ, sau ba phút toàn trạng của cháu đã tốt hơn, nhịp tim trên 100 lần/phút. Bệnh nhi được chuyển về phòng sơ sinh khoa Nhi để tiếp tục hồi sức trong lồng ấp: thở máy, truyền dịch, theo dõi 24/24 giờ. Sau 15 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp, trẻ tự bú được 20-30ml sữa/ bữa và tăng cân dần.

Một ngày sau sinh, sản phụ được chụp mạch thận và phát hiện có vỡ dị dạng động mạch cực dưới thận phải. “Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đái m.áu. Chúng tôi đã thực hiện kỹ thuật nút mạch thận cho sản phụ tại Trung Tâm Điện quang. Đến nay, tình trạng đái m.áu của bệnh nhân giảm dần. Ngày thứ năm sau can thiệp, nước tiểu đã chuyển màu vàng, không sốt, tự ăn uống, các chỉ số xét nghiệm m.áu và nước tiểu dần cải thiện”, BS Tuấn nói.

Ngày 22-10, chị Lê đã được ra viện và ngày 15-11 chị đến khám lại và cùng chồng đón con trai xuất viện về nhà sau hơn một tháng điều trị, chăm sóc tại Khoa Nhi.

Chia sẻ về ca bệnh hiếm gặp này, PGS, TS Đặng Thị Việt Hà, Phó Trưởng Khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, việc tiên lượng, đ.ánh giá đúng tình trạng bệnh nhân, khẩn trương đưa ra phương án xứ trí kịp thời, hợp lý, chính xác là điều kiện tiên quyết để cứu cả mẹ và con. Ca mổ lấy thai thành công, cả mẹ và thai nhi đều được cứu sống trong tình huống hết sức khó khăn này là kết quả của sự phối kết hợp hiệu quả, đầy trách nhiệm của các thầy thuốc khoa Thận Tiết niệu, khoa Sản, khoa Nhi, khoa Gây mê hồi sức, Trung tâm Huyết học truyền m.áu, Bệnh viện Bạch Mai….

Dị dạng động tĩnh mạch là bệnh bẩm sinh, thường gặp ở da, não nhưng hiếm gặp ở thận. Dị dạng này khó nhìn thấy trên siêu âm bụng nên thường được chẩn đoán muộn. Trước đây để điều trị tình trạng này, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ thận để loại bỏ hoàn toàn búi mạch dị dạng. Hiện nay, dị dạng động tĩnh mạch đã được điều trị bằng thủ thuật can thiệp nội mạch, người bệnh có cơ hội bảo tồn được thận, thời gian hồi phục nhanh. Dị dạng mạch thận trên phụ nữ có thai sẽ khó khăn hơn nhiều khi điều trị do ảnh hưởng đến sinh mệnh của cả mẹ và con.

Vì thế, các bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ có thai nên có ý thức theo dõi thai định kỳ theo hướng dẫn của các chuyên gia sản khoa, bởi các bệnh lý và biến chứng sản khoa là điều có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và khi sinh nở. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời.

THIÊN LAM

Theo Nhân dân

Bác sĩ khuyến cáo 5 điều cần làm để tránh xa căn bệnh ung thư thận

BS. Trần Quốc Khánh, BV Việt Đức chia sẻ dấu hiệu nhận biết sớm và giải pháp dự phòng cho bệnh ung thư thận, vốn hay gặp ở nam giới sau t.uổi 50.

bac si khuyen cao 5 dieu can lam de tranh xa can benh ung thu than 13de8c

Ung thư thận thuộc nhóm 10 bệnh ung thư hay gặp nhất, đặc biệt ở nam giới sau t.uổi 50 (ảnh minh họa)

Theo BS. Trần Quốc Khánh, BV Việt Đức, ung thư thận thuộc nhóm 10 bệnh ung thư hay gặp nhất, đặc biệt ở nam giới sau t.uổi 50. Cụ thể, những triệu chứng có thể gặp ở bệnh ung thư thận như:

Đái m.áu: Nước tiểu có thể có m.áu đỏ tươi, màu hồng hoặc màu coca… Nhiều trường hợp là đái m.áu vi thể, chúng ta chỉ phát hiện được qua xét nghiệm nước tiểu định kỳ. Đái m.áu cũng có thể là dấu hiệu bạn bị sỏi thận-tiết niệu, dị dạng mạch m.áu thận, viêm nhiễm bàng quang…Vậy nên bất cứ khi nào nước tiểu thay đổi màu sắc, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay.

Đau lưng: Nhiều người thường chủ quan với triệu chứng đau lưng. Thực sự đau lưng gợi ý rất nhiều vấn đề sức khoẻ của bạn. Khối u thận, khối u sau phúc mạc, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, khối u di căn vào cột sống, phình động mạch chủ bụng… đều có thể gây đau lưng. Vì vậy cần đi khám sức khoẻ ngay khi cơn đau lưng của bạn kéo dài trên 1 tuần.

Khối ở bụng: Đây là một dấu hiệu muộn, thường bạn sẽ sờ thấy hoặc cảm nhận có khối rắn chắc ở vùng hạ sườn, hố thắt lưng, ấn cứng chắc và cảm giác đau tức.

Ngoài 3 triệu chứng nổi bật ở trên, những người bị ung thư thận còn có thể thấy mệt mỏi, phù, gầy sút cân rất nhanh trong thời gian ngắn, ăn uống không ngon miệng hoặc sốt không rõ nguyên nhân…

Điều rất đáng lo ngại với ung thư thận đó là hầu như không có triệu chứng giai đoạn sớm, kết hợp với điều kiện kinh tế còn thấp, ý thức xây dựng thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần chưa có ở nhiều gia đình nên hầu hết các trường hợp ung thư thận phát hiện đều ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị và tiên lượng không còn tốt nữa.

Qua đây, BS. Khánh khuyến cáo, với ung thư thận, những giải pháp dự phòng và phát hiện sớm bao gồm:

Bỏ t.huốc l.á: Tỷ lệ ung thư thận tăng cao hơn ở những người hút t.huốc l.á.

Hạn chế tiếp xúc với các loại hoá chất (như chất rửa tẩy, sơn nhuộm, hầm mỏ, hoá dầu…). Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần có bảo hộ lao động cẩn thận (khẩu trang, bao tay, áo chống thấm…), rửa tay thật kỹ trước khi ăn uống. Cần loại bỏ tấm lợp A-mi-ăng khỏi cuộc sống hằng ngày vì nó rất độc hại.

Kiểm soát huyết áp và cân nặng vì chúng có mối liên hệ với ung thư thận, mặc dù cơ chế chưa được lý giải một cách thoả đáng.

Chơi thể thao, thể dục hằng ngày kết hợp ăn nhiều trái cây, rau quả. Hạn chế tối đa các loại thịt đỏ (lợn, bò) và cách chế biến xào, rán, quay, nướng hoặc đồ ăn nhanh.

Kiểm tra sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng. Xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng và hệ thận tiết niệu, khi nghi ngờ thì chụp cắt lớp (CT Scanner) ổ bụng kết hợp sinh thiết sẽ giúp phát hiện sớm căn bệnh này.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *