Ngày 18/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân và triển khai các nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019.
Phun hóa chất diệt muỗi phòng dịch sốt xuất huyết.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến- Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, dưới sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; toàn ngành y tế từ trung ương đến địa phương đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều kết quả.
Riêng về vấn đề phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã chủ động và quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng), nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, huy động sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch, tập trung vào các hoạt động giám sát, truyền thông, quản lý và kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để bùng phát, lan rộng. Thực hiện các giải pháp tăng số ngày tiêm chủng tại trạm y tế xã, triển khai tiêm chủng lưu động.
“Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết cơ bản đã được khống chế, ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát, lan rộng. Bắt đầu bước vào mùa đông-xuân, bệnh sởi có nguy cơ bùng phát bởi tỷ lệ tiêm phòng sởi tại một số địa phương chưa cao. Bên cạnh đó, một số ổ dịch bạch hầu đã bắt đầu xuất hiện. Để ngăn chặn dịch bệnh mùa đông-xuân, cần tích cực bao phủ tiêm chủng trên diện rộng.” – Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay. Hiện, các bệnh truyền nhiễm đang tăng cao tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại châu Á – Thái Bình Dương. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như: sởi, Ebola, MERS-CoV, sốt xuất huyết (SXH)… tiếp tục ghi nhận tại châu Phi, châu Á và các khu vực Trung Đông. Triển khai nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, trong 10 tháng đầu năm 2019, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt. Hầu hết các dịch bệnh truyền 4 nhiễm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018; riêng sốt xuất huyết theo chu kỳ nên số mắc, số c.hết tăng so với cùng kỳ; số mắc tay chân miệng tăng 0,5%.
PGS.TS Đặng Quang Tấn – Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, mùa đông xuân và những tháng cuối năm là thời điểm dễ lây truyền các dịch bệnh truyền nhiễm.
“Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận 250.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 49 trường hợp t.ử v.ong. Cùng với đó, bệnh cúm, sởi, ho gà, liên cầu lợn, cúm gia cầm là những bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa đông – xuân ở nước ta”- ông Tấn cho biết.
Theo PGS.TS Đặng Quang Tấn, nguyên nhân chính khiến dịch bệnh mùa đông-xuân gia tăng, bùng phát là do thời tiết ẩm ướt kéo dài, biến đổi khí hậu, tỷ lệ tiêm chủng thấp, cuối năm các lễ hội diễn ra tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Chuyên gia y tế dự phòng cũng lo ngại, một số bệnh giảm sâu, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp mắc rải rác, các ổ dịch tản phát: sốt rét, sởi, tay chân miệng. Một số bệnh đã được khống chế nhưng vẫn ở mức cao như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Cũng theo ông Tấn, bệnh SXH liên quan nhiều đến biến đổi khí hậu, ổ bọ gậy nguồn không được dọn dẹp. Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm, chưa quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch bệnh…
Để phòng bệnh SXH, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt. Người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Đức Trân
Theo daidoanket
Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân
Mùa Đông – Xuân là thời điểm thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. Nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng.
Đây là những thông tin được đại diện Bộ Y tế cho biết tại hội nghị “Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Đông- Xuân và triển khai các nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019” do Bộ Y tế tổ chức chiều 18/11.
Theo Tiến sĩ Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa Đông- Xuân là: Cúm, sởi, ho gà, liên cầu lợn, tiêu chảy cấp, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, rubella… Đặc biệt, về bệnh sốt xuất huyết, tính đến thời điểm này cả nước đã có hơn 250.000 trường hợp mắc, trong đó 49 trường hợp t.ử v.ong.
Học sinh rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn giúp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. (Ảnh: Dương Hải).
Sở dĩ các bệnh truyền nhiễm gia tăng trong mùa Đông- Xuân bởi thời điểm trên là mùa lễ hội, thường tập trung đông người và gia tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm từ gia cầm; thời tiết ẩm ướt kéo dài; gia tăng đi lại nên có nguy cơ xâm nhập các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa.
“Vì vậy, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng”, Tiến sĩ Đặng Quang Tấn nhấn mạnh. Mục tiêu của ngành Y tế là chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh trong mùa Đông- Xuân và mùa lễ hội.
Vì vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau: Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, thủy đậu …).
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho t.rẻ e.m khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, thủy đậu… Hạn chế đến những chỗ đông người.
Đồng thời, ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Bên cạnh đó, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.
Minh Khuê
Theo laodongthudo