Trẻ viêm mũi, nghẹt mũi: Mẹ cần làm gì để không vô tình lạm dụng kháng sinh?

Các mẹ có biết, đa số trường hợp trẻ bị viêm mũi, nghẹt mũi, sổ mũi sẽ không cần phải dùng đến kháng sinh nếu tình trạng bệnh không ảnh hưởng đến việc ăn uống và ngủ bình thường của trẻ!

TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, Giảng viên Khoa Tai Mũi Họng – ĐH Y Dược TP. HCM, Phó khoa Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy cho biết, việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây kháng thuốc kháng sinh. Nếu bị các bệnh n.hiễm t.rùng nặng sẽ không còn thuốc kháng sinh để chữa bệnh nữa. Điều này rất nguy hiểm ở t.rẻ e.m.

tre viem mui nghet mui me can lam gi de khong vo tinh lam dung khang sinh 9f9909

Trẻ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn khi thuốc kháng sinh không còn tác dụng để chữa trị bệnh

Vào mùa của bệnh đường hô hấp và nguy cơ lạm dụng kháng sinh ở trẻ

Hiện nay, theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, Việt Nam đang bị xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới: 83% vi khuẩn Pneumococal (vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm màng não…) đã kháng với kháng sinh penicillin…, bệnh nhân mắc các bệnh do vi khuẩn kháng kháng sinh, tỷ lệ t.ử v.ong từ 30 – 90% cao hơn rất nhiều bệnh nhân bình thường; riêng bệnh do vi khuẩn đa kháng thuốc tỷ lệ t.ử v.ong lên đến 99%. WHO dự báo, đến năm 2050, toàn cầu sẽ có khoảng 10 triệu ca t.ử v.ong do kháng kháng sinh, trong đó t.rẻ e.m là những đối tượng dễ bị kháng kháng sinh.

Theo TS. BS Dũng, các bệnh đường hô hấp ở t.rẻ e.m thường xảy ra vào thời điểm giao mùa giữa nóng sang lạnh, mưa sang nắng họặc ngược lại, trong đó nguyên nhân chính là do nhiễm siêu vi trùng. Khi thời tiết thay đổi, sự biến động nhiệt độ diễn ra nhanh làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, các virus gây bệnh cảm lạnh thì dễ dàng phát triển và lan truyền.

Trong khi đó, mũi họng là cửa ngõ của đường hô hấp, là nơi nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở, đặc biệt trong tình trạng không khí ô nhiễm nặng nề; chứa nhiều tác nhân và mầm bệnh gây hại (vi khuẩn, bụi bẩn, siêu vi trùng, …) cùng với hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện dễ khiến trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng và đường hô hấp.

tre viem mui nghet mui me can lam gi de khong vo tinh lam dung khang sinh 20aa1f

Lạm dụng kháng sinh ở trẻ sẽ gây ra tình trạng trẻ bị kháng kháng sinh

Có thể kể đến các bệnh tai mũi họng và đường hô hấp trên dễ gặp ở trẻ bao gồm viêm mũi với triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, ho, viêm Amidan, viêm thanh quản… Nếu các bệnh này kéo dài sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi màng kết, những biến chứng xa hơn như viêm đường hô hấp dưới (phế quản, viêm phổi…).

Điều đáng lưu ý là, khi trẻ bị bệnh các bậc ba mẹ thường có thói quen tự mua thuốc về cho con uống, trong đó có các loại kháng sinh khác nhau. TS. BS Dũng khuyến cáo, việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh ở trẻ không đúng sẽ gây ra tình trạng trẻ bị đề kháng kháng sinh. Nói dễ hiểu là trẻ sẽ bị ‘lờn thuốc’, kháng sinh đã bị kháng bởi vi trùng gây bệnh. Khi đó, nếu tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn thì khả năng điều trị của thuốc kháng sinh không còn đủ hiệu quả nữa.

Đặc biệt, cơ thể trẻ khi bị bệnh phải tiếp nhận những loại kháng sinh không cần thiết sẽ vô tình t.iêu d.iệt những vi khuẩn có lợi, gây mệt mỏi, sức khoẻ ngày càng giảm sút, làm suy giảm miễn dịch khiến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ảnh hưởng chức năng gan, thận, các tế bào thần kinh, tăng nguy cơ dị ứng thuốc, có thể dẫn đến sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm,…

Giải pháp đơn giản mà toàn diện: “1 ngày – 2 lần sáng và tối – 3 nhát mỗi bên mũi”

Thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ bệnh đường hô hấp do vi khuẩn gây ra mới cần dùng kháng sinh, chẳng hạn khi có những dấu hiệu bệnh như: sốt cao, nước mũi đặc, có màu xanh hoặc vàng, có mùi, họng có mủ, sưng đỏ, thở mệt, khó thở, chẩn đoán viêm phổi,… còn đa số trường hợp do virus gây ra thì không cần dùng kháng sinh. Ngay cả khi phải dùng kháng sinh thì cũng cần theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều, lượng và thời gian.

Theo đó, với các triệu chứng bệnh nhẹ, hắt hơi, sổ mũi thông thường, nước mũi trong cha mẹ không cần thiết “ép” trẻ uống kháng sinh để nhanh khỏi bệnh. Trong các trường hợp trên, TS. BS Dũng khuyên các bậc cha mẹ nên áp dụng giải pháp đơn giản mà hiệu quả là chủ động vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ bằng nước biển sâu Xisat. Lý do, mũi là nhà máy lọc đầu tiên của cơ thể trước khi không khí vào phổi. Nếu việc rửa mũi được thực hiện thường quy cho trẻ sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn, vi trùng, vi nấm và một số dị nguyên.

tre viem mui nghet mui me can lam gi de khong vo tinh lam dung khang sinh 2b945c

TS. BS Nguyễn Hữu Dũng, Giảng viên Khoa Tai Mũi Họng – ĐH Y Dược TP. HCM, Phó khoa Tai Mũi Họng – BV Chợ Rẫy

“Hiện nay, có bằng chứng cho thấy lợi ích của việc rửa mũi trong các bệnh viêm đường hô hấp trên cấp tính ở t.rẻ e.m và cả người lớn, giúp: giảm đáng kể chất nhầy tù đọng ở mũi; giảm nghẹt mũi; giảm sử dụng các thuốc hỗ trợ khác (thuốc ho, sổ mũi…); giảm viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính; giảm viêm mũi xoang dị ứng… Rửa mũi hàng ngày cũng giúp cải thiện chức năng bảo vệ của niêm mạc mũi: Làm sạch niêm mạc, giúp tống đi những yếu tố gây viêm; cải thiện chức năng thanh thải chất bẩn của các lông rung trong ống mũi…”, TS. BS Dũng nhấn mạnh.

Cũng theo TS. BS Dũng, để đảm bảo an toàn, hiệu quả, ba mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ vào buổi sáng khi vệ sinh răng miệng; vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp mũi thông thoáng. Nên sử dụng sản phẩm theo khuyến cáo “1 ngày 2 lần và mỗi lần 3 nhát vào mỗi bên mũi”. Khi xịt nên hướng vòi xịt ra ngoài cánh mũi hai bên, giúp rửa sạch nhầy đọng trong các hốc, khe mũi.

Hội Tai Mũi Họng Việt Nam cũng khuyên dùng Xisat hàng ngày vì những lợi ích mà sản phẩm mang lại giúp phòng tránh bệnh tai mũi họng và đường hô hấp. Nước biển sâu Xisat chứa nhiều nguyên tố vi lượng như đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn)… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc mũi, tăng sức đề kháng cho niêm mạc mũi và phục hồi niêm mạc suy yếu, giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi xoang, giảm tỷ lệ tái phát bệnh.

Theo giadinh.net

Chọn đúng thuốc trị viêm mũi, phòng ngừa tái phát!

Viêm mũi hay sổ mũi thường có triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Điều trị và phòng ngừa viêm mũi bằng cách nào an toàn và hiệu quả không phải ai cũng biết.

chon dung thuoc tri viem mui phong ngua tai phat 778c4e

Cách chọn đúng thuốc trị viêm mũi

Nguyên nhân gây viêm mũi

Do virus: đại đa số các trường hợp viêm mũi là do nhiễm virus. Có rất nhiều loại virus có thể gây viêm mũi như nhóm coronavirus, nhóm adenovirus hay là do virus cúm, nhưng phổ biến hơn cả là nhóm rhinovirus.

Do vi khuẩn: các vi khuẩn thường gây viêm mũi gồm haemophilus influenzae, phế cầu, tụ cầu… nhưng nguy hiểm nhất là các liên cầu nhóm A (Streptococus pyogenes) vì nó có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: thấp khớp cấp, viêm cầu thận cấp.

Do kích ứng: khói xe, khói t.huốc l.á, bụi bẩn, hơi hóa chất cũng có thể kích ứng mũi, gây viêm mũi.

Do dị ứng: dị ứng phấn hoa, thức ăn, mỹ phẩm, lông thú nuôi cũng gây sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.

Do thay đổi thời tiết đột ngột: thời điểm giao mùa dễ gây viêm đường hô hấp trên, như viêm mũi họng.

chon dung thuoc tri viem mui phong ngua tai phat ce19b5

Dị ứng phấn hoa, bụi bẩn là nguyên nhân thường gặp gây viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm mũi

Việc điều trị viêm mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Những loại thuốc thường được dùng là:

Thuốc rửa mũi, dung dịch xịt mũi:

Thuốc rửa mũi hay dung dịch nước muối sinh lý thường được dùng để làm sạch mũi, làm loãng dịch tiết trong mũi, chống khô mũi. Sau khi xì mũi hoặc hút rửa mũi, dịch tiết và bụi bẩn sẽ được tống ra khỏi mũi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn nên lưu ý giữ vệ sinh các chai, lọ xịt mũi, nhất là phần tiếp xúc với mũi, để tránh nhiễm khuẩn ngược vào trong chai, lọ. Khi đó, lần dùng tiếp theo sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào mũi khiến bệnh dai dẳng, mãi không khỏi.

Để làm sạch mũi hiệu quả và an toàn, bạn nên chọn những sản phẩm xịt mũi hoặc rửa mũi có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mn, Mg, Se, I, Al… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc. Nước muối biển giúp làm sạch, sát khuẩn, các nguyên tố vi lượng giúp giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.

chon dung thuoc tri viem mui phong ngua tai phat 3d962f

Vệ sinh mũi không chỉ giúp phòng ngừa mà còn hỗ trợ điều trị viêm mũi

Thuốc chống dị ứng:

Phổ biến nhất là các thuốc như chlorpheniramin, promethazin, loratadin… Đây là các chất kháng histamin, rất hiệu quả khi điều trị triệu chứng dị ứng như ho, sổ mũi, nổi mề đay, ngứa. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc là gây buồn ngủ (như chlorpheniramin, promethazin). Vì vậy, khi dùng thuốc, người bệnh cần tránh làm việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… và không uống rượu khi đang phải dùng thuốc.

Thuốc điều trị nghẹt mũi, làm thông mũi:

Các thuốc như naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin… Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, các thuốc này có tác dụng làm co mạch tại chỗ, do đó giảm lưu lượng m.áu qua mũi giúp giảm sưng và sung huyết làm cho mũi hết ngạt và dễ thở tạm thời.

Thuốc được dùng dưới dạng nhỏ mũi hoặc khí dung, có tác dụng nhanh, duy trì trong nhiều giờ. Vì thế, mỗi ngày chỉ nên nhỏ từ 2-3 lần và chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày. Không dùng thuốc kéo dài vì dễ có tác dụng ngược, làm mũi bị nghẹt nhiều hơn. Không nên dùng thuốc cho người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mạch nhanh, người bị viêm mũi mạn tính.

Thuốc chống viêm corticoid:

Các thuốc này có hiệu quả trong việc điều trị các loại viêm mũi, viêm xoang mạn tính. Thuốc làm giảm các triệu chứng như ngứa mũi, làm thông mũi, giảm nghẹt mũi xoang. Thuốc chống viêm corticoid có thể gây nhờn thuốc nên không dùng quá 7 ngày.

chon dung thuoc tri viem mui phong ngua tai phat 7750b8

Khi điều trị viêm mũi, không nên dùng thuốc chống viêm corticoid kéo dài

Thuốc kháng sinh:

Tự ý dùng thuốc kháng sinh, uống không đúng liều làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Bởi vậy, người bệnh chỉ nên dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, dùng hết liều dù các triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.

Phòng tránh viêm mũi bằng cách nào?

Để phòng ngừa viêm mũi, cần xác định được nguyên nhân để có cách ngăn chặn.

Với nguyên nhân do virus, vi khuẩn: Nên ăn uống đầy đủ, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh, luôn rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn…

Với nguyên nhân do kích ứng, dị ứng: Tránh hoặc hạn chế các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, khói t.huốc l.á, phấn hoa… Không ăn các loại thực phẩm đã từng gây dị ứng hoặc nghi ngờ gây dị ứng (như tôm, cua…).

Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa hoặc khi đi ngoài đường để tránh bụi bẩn. Việc xịt rửa mũi sau khi đi ngoài đường về cũng giúp làm sạch các bụi bẩn bám trong mũi và giữ độ ẩm cho niêm mạc mũi.

Đa phần trường hợp viêm mũi nhẹ chỉ cần xịt rửa mũi đúng cách bằng dung dịch nước muối biển sẽ có hiệu quả mà không cần phải dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác.

Xuân Khánh

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *